Núi lửa sâu dưới biển Hawaii bất ngờ "trỗi dậy"

Đài quan sát núi lửa Hawaii ghi nhận sự gia tăng hoạt động địa chấn từ núi lửa Kamaʻehuakanaloa vào lúc 2h sáng ngày 16-7 (giờ địa phương). Chỉ sau 24 giờ, núi lửa đã gây ra 20 trận động đất với cường độ 1,8 - 3 độ Richter.


Địa chấn ở núi lửa Kamaʻehuakanaloa - (Ảnh: USGS)

Các chấn động địa chấn được đo bằng xung năng lượng địa chấn cứ sau 15 - 20 giây. Hoạt động này vẫn đang được tiếp tục và đến nay đã có 24 trận động đất được ghi nhận. Điều đáng mừng là đến nay không có thiệt hại nào đối với các tòa nhà gần đó được ghi nhận, cũng không có cảm giác "rung lắc" trong các chấn động.

Kamaʻehuakanaloa là một núi lửa dưới nước, nằm cách bờ biển phía đông nam của bang quần đảo Hawaii (Mỹ) 35km. Đỉnh của nó thấp hơn mực nước biển khoảng 975m, theo tờ Newsweek.

Hoạt động động đất từ ​​Kama'ehuakanaloa được ghi nhận từ đầu thập niên 1950. Đợt động đất lớn nhất xảy ra từ tháng 7 đến tháng 8-1996. Trong thời gian này, hơn 4.000 trận động đất đã được ghi nhận, khoảng 95 trong số đó đạt cường độ 4,0 - 4,9 độ Richter.

Vào năm 2020, có 100 trận động đất được ghi nhận tại Kama'ehuakanaloa, trong đó có gần 20 trận động đất với cường độ 3,0 - 3,9 độ Richter.

Do đỉnh núi lửa nằm sâu dưới mực nước biển nên không có thiết bị giám sát bên trong. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể ghi lại hoạt động của nó bằng cách sử dụng máy đo địa chấn trên đất liền.

Tiến sĩ Ken Hon, nhà khoa học phụ trách Đài quan sát núi lửa Hawaii, cho biết núi lửa ở sâu trong lòng đại dương sẽ không đe dọa đến quần đảo Hawaii. Và dù Kamaʻehuakanaloa đang hoạt động "ầm ĩ", cả hai núi lửa Mauna Loa và Kīlauea gần đó đều không cho thấy bất kỳ sự thay đổi hoạt động nào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News