NASA dự báo sai về năng lượng Mặt trời, Trái đất biết tránh "đường" nào?

Các chuyên gia hàng đầu ở NASA dự đoán từ năm 2021, năng lượng Mặt trời bước vào chu kỳ 25 mới sẽ rất nhẹ nhàng, nhưng thực tế diễn ra hoàn toàn ngược lại.

Vào chu kỳ mới, Mặt trời đã liên tục tạo ra nhiều vết đen và phun ra nhiều gió Mặt trời, pháo sáng hơn về phía Trái đất. Hầu hết các nhà khoa học thời tiết không gian trên thế giới đang vò đầu bứt tai, nói: "Chúng ta vẫn biết rất ít về Mặt trời của mình".


Mặt trời liên tục tạo ra nhiều vết đen và phun ra nhiều gió Mặt trời - (Ảnh: NEWSWEEK)

Theo trang Space.com, trong lúc đó có một nhà vật lý học đã trở thành "con ngựa đen" trong lĩnh vực dự báo thời tiết không gian. Mô hình của ông về hành vi của Mặt trời dường như đã hiểu đúng.

Chu kỳ 24, chính thức kết thúc vào tháng 12-2019. Đây là một trong những chu kỳ Mặt trời hoạt động yếu nhất được ghi nhận. Mỗi chu kỳ Mặt trời kéo dài trong 11 năm.

Khi một nhóm chuyên gia từ Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cùng nhau ước tính hoạt động của Mặt trời cho chu kỳ 25 tiếp theo, họ dự đoán rằng chu kỳ mới này Mặt trời cũng sẽ yếu đi.

Tuy nhiên cùng lúc đó, một dự báo khác được đưa ra. Một nhóm nghiên cứu do ông Scott McIntosh, nhà vật lý năng lượng mặt trời và là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ (NCAR) dẫn đầu, dự đoán hoàn toàn ngược lại: chu kỳ Mặt trời 25 có thể nằm trong số những chu kỳ mạnh sẽ được lịch sử ghi lại.

Ông McIntosh nói với trang tin Space.com: "Chúng tôi đã xem lại dữ liệu hơn 140 năm về hoạt động từ trường của Mặt trời và mối quan hệ của nó với số lượng vết đen, và phát hiện một mô hình định hình chu kỳ vết đen Mặt trời sắp tới sẽ lớn hay nhỏ như thế nào. Dựa vào đó, chúng tôi đưa ra một dự đoán khoa học rằng biên độ năng lượng của chu kỳ 25 có thể cao gấp đôi biên độ của chu kỳ 24".

Nhóm nghiên cứu đã công bố dự đoán của họ trên tạp chí Solar Physics vào tháng 11-2020.

Kể từ đó, trong khi các chuyên gia tại NOAA và NASA bối rối trước dự đoán sai, ông McIntosh và các đồng nghiệp đã theo dõi Mặt trời hoạt động chính xác theo những gì họ dự đoán.

Ví dụ, trong khi NOAA và NASA dự đoán chỉ có 27 vết đen vào tháng 12-2021, Mặt trời đã tạo ra 67 vết.

Vào tháng 5-2022, thay vì 37 vết đen như NOAA và NASA dự đoán, đã có 97 vết đen. Hoạt động Mặt trời cường độ cao cũng gây ra các cơn bão địa từ trên Trái đất, tàn phá các vệ tinh trên quỹ đạo và gây ra những màn cực quang tuyệt đẹp.

Bà Tzu-Wei Fang, nhà khoa học vũ trụ tại NOAA, đồng ý rằng dự báo chính thức về chu kỳ 25 của Mặt trời không chính xác. Bà cũng thừa nhận hiểu biết hiện tại của các nhà khoa học về các yếu tố thúc đẩy hoạt động của Mặt trời còn khá hạn chế.

"Chúng tôi không biết điều gì đang thúc đẩy hoạt động Mặt trời mạnh mẽ này", bà Fang nói với Space.com. Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng còn quá sớm để đưa ra kết luận về chu kỳ Mặt trời hiện tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 25/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News