Nước Anh có thêm kho báu quốc gia 2.000 tuổi 'gây đỏ mặt'
Một người dò kim loại ở hạt Kent - Anh đã thực sự trúng mánh khi mặt dây chuyền bằng đồng bà tình cờ tìm thấy trong một trang trại được tuyên bố là kho báu quốc gia.
Mặt dây chuyền bằng đồng được bà Wendy Thompson, một "thợ săn kho báu" nghiệp dư tìm thấy khi dò kim loại ở trang trại thuộc địa phận Higham, hạt Kent. Nó có hình một chiếc dương vật, được chế tác cực kỳ công phu.
Theo Ancient Origins, ngay sau khi tìm thấy mặt dây chuyền, bà Thompson đã lập tức nhận ra nó phải là thứ có giá trị, ước tính 2.000 năm tuổi, và lập tức liên hệ với Bảo tàng Anh.

Bảo tàng Anh mô tả mặt dây chuyền có kích thước dài 3 cm, nặng 9,7 g, là một bộ phận cơ thể được chế tác hoàn chỉnh đến từng chi tiết nhỏ. Nó vừa được xếp vào danh sách kho báu quốc gia sau 18 tháng được phát hiện.
Theo kết quả giám định, mặt dây chuyền có niên đại từ khoảng năm 43 đến 410 sau Công Nguyên, giai đoạn nước Anh đang bị La Mã chiếm đóng. Đây là một báu vật thuộc về người La Mã.
Trong văn hóa Greco - Roman, biểu tượng dương vật mang sức mạnh của sự tái tạo, khả năng sinh sản và quyền lực thống trị. Đối với một đế chế đang quan tâm đến việc mở rộng lãnh thổ, biểu tượng quan hệ tình dục còn mang ý nghĩa đàn áp từ những người đàn ông của đế chế đối với các đối tượng yếu thế hơn - phụ nữ, trẻ em gái, trẻ em trai, nô lệ nam giới.

Biểu tượng này - được gọi chung là "biểu tượng phallic" - phổ biến đến mức nó gắn liền với việc thờ cúng các nam thần như Dionysus và Hephaestus; cũng như được xem như một loại bùa may mắn, xua đuổi ma quỷ, phổ biến trên đồ khảm và gạch khắp các tàn tích của đế chế.
Tuy nhiên vì thời gian đã trôi qua rất lâu và có rất nhiều biến động chính trị - xã hội diễn ra trên đất anh thời kỳ đó, số hiện vật phallic được khai quật khá ít, chỉ có 451 cái thuộc thời La Mã được tìm thấy ở Anh. Một hiện vật được bảo quản rất tốt như "kho báu quốc gia" mà bà Thompson tìm thấy lại càng quý giá.

Giải mã chiếc mào dài hơn cơ thể của 'chúa tể bầu trời'
Một số loài thằn lằn bay khổng lồ có chiếc mào dài đáng kinh ngạc trên đỉnh đầu, khiến các nhà khoa học bối rối về vai trò của nó.

Phát hiện loài người khác xây "bảo tàng nghệ thuật" 65.000 tuổi ở Tây Ban Nha
Hang Cueva de Ardales ở Malaga - Tây Ban Nha là nơi 2 loài người khác nhau để lại hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật và chôn cất người chết - một kiểu bảo tàng hay thánh đường lộng lẫy thời đại đồ đá cũ.

Diện mạo kỳ lạ của loài hươu cao cổ cách đây 17 triệu năm
17 triệu năm trước, tổ tiên của loài hươu cao cổ hiện đại có chiếc cổ ngắn, thân hình vạm vỡ và cực kỳ hiếu chiến.

Mẫu hóa thạch có niên đại gần 330 triệu năm tuổi cho thấy, bạch tuộc có thể đã có trước khủng long
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra mẫu hóa thạch của tổ tiên lâu đời nhất từng được biết đến của loài bạch tuộc - một hóa thạch có niên đại xấp xỉ khoảng 330 triệu năm tuổi.

Giải mã hình "của quý" được chạm khắc vào đá tại pháo đài La Mã
Các nhà khảo cổ học ở Anh mới đây đã hết sức ngạc nhiên khi phát hiện một hình khắc trên đá tại một pháo đài của người La Mã.

Phát hiện thành phố 3.400 năm tuổi nhô lên trên sông Tigris
Một nhóm nhà khảo cổ học người Đức và Kurd phát hiện thành phố cổ 3.400 năm tuổi từ thời vương quốc Mittani, từng nằm trên sông Tigris.
