Nước biển tại Malaysia bất ngờ chuyển màu hồng
Nước biển tại một khu vực ở bang Penang, Malaysia đã chuyển thành màu hồng nhạt vào hôm 27/8.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu biển và bờ biển tại Malaysia - Annette Jaya Ram đã phát hiện nước biển có màu hồng ở thị trấn Teluk Bahang, bang Penang vào 11 giờ sáng 27/8.
Nước biển màu hồng tại Penang, Malaysia. (Ảnh: THE STAR).
Trước đó vào tháng 4, tờ The Star đã đưa tin về hiện tượng nước biển tại Penang có màu hồng. Các nhà khoa học cho rằng tảo biển Noctiluca scintillans là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Noctiluca scintillans không độc nhưng có chứa ammonia khiến cá tránh xa. Loài tảo này cũng không phải là mối đe dọa đối với sinh vật biển.
Bà Annette nhận định hiện tượng hôm 27/8 cũng do loài tảo này gây ra. Bà chia sẻ: “Chúng tôi đã làm xét nghiệm ban đầu và sinh vật đặc biệt này có lượng ammonia khá cao. Các loài cá không ưa điều này và sẽ cố tránh xa”.
Bà Annette tin rằng hiện tượng này không kéo dài và thường biến mất trong một hoặc hai này.
Bà Annette Jaya Ram lý giải: “Hiện tượng này phụ thuộc vào thời tiết và gần đây có mưa. Hiện mưa đã ngừng và tảo biển xuất hiện. Chất dinh dưỡng đi vào biển từ các cơn mưa. Tảo hoặc sinh vật phù du phát triển mạnh nhờ điều đó và do vậy bạn chứng kiến cảnh này”.
Nước biển màu hồng này không gây hại cho con người và hải sản đánh bắt quanh Penang vẫn an toàn để tiêu thụ.
Hiện tượng thường xảy ra khi thời tiết nóng bức kéo dài và sau đó đột ngột diễn ra mưa lớn đưa lượng lớn dinh dưỡng vào biển cả.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất
Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Trái đất có bao nhiêu đại dương?
Trái đất có 1, 4 hay 5 đại dương? Tưởng chừng đây là câu hỏi quá đơn giản, nhưng câu trả lời vẫn chưa được giới khoa học thống nhất

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi
Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
