Nước thải hạt nhân Fukushima xả ra biển có an toàn không?

Độ an toàn của nước thải hạt nhân Fukushima, dù đã qua xử lý, vẫn gây tranh cãi vì chứa các hạt nhân phóng xạ như carbon-14 và tritium.

Bất chấp những lo ngại từ một số quốc gia và tổ chức quốc tế, Nhật Bản, lúc 11h (giờ Hà Nội) ngày 24/8, Nhật Bản tiến hành xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý từ nhà máy qua một cống ngầm dài khoảng một km ra biển. Đây là lượng nước thải ra sau khi phun lên các lõi lò phản ứng hư hại để giữ cho chúng không trở nên quá nóng sau sự cố phát nổ nhà máy điện Fukushima Daiichi do trận động đất và sóng thần dữ dội năm 2011. Điều này khiến nước bị ô nhiễm với 64 hạt nhân phóng xạ. Trong đó, một số có chu kỳ bán rã tương đối ngắn và đã phân hủy sau 12 năm thảm họa diễn ra. Nhưng số khác mất nhiều thời gian hơn để phân hủy, ví dụ, carbon-14 có chu kỳ bán rã lên tới hơn 5.000 năm.

Nước thải hạt nhân Fukushima xả ra biển có an toàn không?
Các bể chứa nước đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi nhìn từ trên cao ngày 24/8. (Ảnh: AFP).

Khoảng 100.000 lít nước bị ô nhiễm - gồm nước dùng để làm mát các lò phản ứng hỏng, nước ngầm và nước mưa thấm vào - được thu thập tại khu vực nhà máy mỗi ngày. Các nhà chức trách cho biết khoảng 1,34 triệu tấn, tương đương gần 540 bể bơi Olympic, đang được lưu trữ trong khoảng 1.000 container thép ven biển và hiện không còn chỗ trống.

Đơn vị vận hành nhà máy là Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO), thực hiện hoạt động xả nước thải khi biển không có biến động và thay đổi thời tiết. TEPCO sẽ thải tổng cộng 7.800 tấn nước ra biển trong 17 ngày tới, liên tục 24h/ngày kể từ hôm nay. Đây là đợt xả thải đầu tiên trong 4 lần xả được lên kế hoạch trong năm tài khóa 2023 (từ nay đến tháng 3/2024), dự kiến xả 31.200 tấn nước.

Theo lý giải của TEPCO, họ đã sử dụng hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) để xử lý nước ô nhiễm theo 5 giai đoạn, trong đó có đồng lắng đọng, hấp phụ và lọc vật lý. ALPS loại bỏ 62 trong số 64 nguyên tố phóng xạ, đưa nồng độ của chúng xuống dưới giới hạn quy định của Nhật Bản năm 2022 với nước thải ra môi trường. Những giới hạn này dựa trên khuyến nghị của Ủy ban Quốc tế về Bảo vệ Phóng xạ (ICRP).

Nhưng quá trình này không loại bỏ được carbon-14 và tritium, nên nước đã qua xử lý vẫn cần được pha loãng hơn nữa, xuống dưới 1% nước biển. TEPCO cho biết, nồng độ tritium thu được là khoảng 1.500 becquerel (đơn vị đo độ phóng xạ của một chất) trên một lít, bằng khoảng 1/7 mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nồng độ tritium trong nước uống.

Theo cơ quan này, nồng độ tritium sẽ giảm xuống bằng mức sẵn có tự nhiên dưới biển trong phạm vi vài km từ địa điểm xả thải. Lượng carbon-14 trong bể chứa đang có nồng độ bằng khoảng 2% mức giới hạn trên theo quy định. Con số này sẽ giảm hơn nữa nhờ công đoạn pha loãng với nước biển trước khi xả.

Nước thải hạt nhân Fukushima xả ra biển có an toàn không?
Đại diện TEPCO đo mức phóng xạ xung quanh các bể chứa nước đã qua xử lý vào năm 2018. (Ảnh: Kimimasa Mayama/AFP)

Những quan điểm trái chiều

Các quốc gia như Hàn Quốc bày tỏ lo ngại rằng nước qua xử lý vẫn có thể có những tác động đến môi trường biển mà hiện nay chưa tìm ra. Năm ngoái, Hiệp hội Phòng thí nghiệm Hàng hải Quốc gia Mỹ cũng phản đối kế hoạch xả nước, cho rằng thiếu dữ liệu khoa học đầy đủ và chính xác ủng hộ cho lời tuyên bố an toàn của Nhật Bản. Chính phủ Philippines cũng yêu cầu Nhật Bản cân nhắc lại việc xả nước ra Thái Bình Dương.

Robert Richmond, nhà sinh vật biển tại Đại học Hawaii, cùng các chuyên gia khác đã xem xét toàn bộ dữ liệu do TEPCO và chính phủ Nhật Bản cung cấp, đồng thời đến thăm khu vực nhà máy, nhưng vẫn còn một số vấn đề liên quan đến tritium và carbon-14.

Tritium, dù thuộc loại yếu, vẫn là chất phát xạ β, nghĩa là nó phát ra phóng xạ ion hóa có thể làm tổn thương ADN. TEPCO cho biết, nồng độ tritium trong nước đã qua xử lý chỉ phát ra lượng phóng xạ ion hóa thấp hơn mức mà một người phải chịu khi bay khứ hồi từ New York đến Tokyo.

Nhưng theo Richmond, da người giúp cản một phần phóng xạ ion hóa. "Nếu bạn ăn thứ gì đó bị nhiễm chất phát xạ β, các tế bào bên trong của bạn sẽ bị phơi nhiễm", ông nói.

Hoạt động đánh bắt cá không diễn ra thường xuyên trong khu vực cách đường ống xả nước 3km, theo TEPCO. Nhưng Richmond lo ngại tritium có thể tích tụ trong lưới thức ăn khi các sinh vật lớn ăn những sinh vật nhiễm phóng xạ nhỏ hơn.

Dạng tritium liên kết hữu cơ có thể tích tụ trong cá và các sinh vật biển, theo Shigeyoshi Otosaka, nhà hải dương học kiêm nhà hóa học biển tại Viện Nghiên cứu Khí quyển và Đại dương thuộc Đại học Tokyo. "Tôi nghĩ việc đánh giá tác động lâu dài của các hạt nhân phóng xạ đến môi trường rất quan trọng", Otosaka nhận định.

Nước thải hạt nhân Fukushima xả ra biển có an toàn không?
Cá bơn nuôi trong bể chứa nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ngày 30/1. (Ảnh: Jiji Press/AFP)

TEPCO đã tiến hành các thử nghiệm nuôi sinh vật biển trong nước biển có chứa nước đã qua xử lý ALPS. "Chúng tôi xác nhận rằng nồng độ tritium trong cơ thể sinh vật biển đạt trạng thái cân bằng sau một khoảng thời gian nhất định và không vượt quá nồng độ trong môi trường sống", phát ngôn viên của TEPCO cho biết. Nồng độ tritium sau đó giảm dần theo thời gian khi sinh vật được thả trở lại vào nước biển.

TEPCO, Cơ quan Quản lý Hạt nhân Nhật Bản và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ liên tục giám sát sinh vật biển và các chất lắng đọng xung quanh khu vực xả nước.

Còn Jim Smith, nhà khoa học môi trường tại Đại học Portsmouth cho rằng, rủi ro của việc xả nước với các quốc gia ven Thái Bình Dương có thể sẽ không đáng kể. "Tôi e ngại khi nói là bằng 0, nhưng cũng gần như bằng 0. Hòn đảo gần nhất ở Thái Bình Dương cũng cách đó khoảng 2.000km", ông nói.

Smith cho rằng việc giữ nguyên nước đã xử lý tại chỗ sẽ gây rủi ro lớn hơn. "Nguy cơ xảy ra một trận động đất hoặc bão khác làm rò rỉ bể chứa còn cao hơn và họ cũng sắp hết chỗ chứa", ông cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dòng sông kỳ lạ chuyển màu đỏ như máu mỗi khi mùa đông đến, nghe tên là thấy quen

Dòng sông kỳ lạ chuyển màu đỏ như máu mỗi khi mùa đông đến, nghe tên là thấy quen

Có cùng tên với sông Hồng của Việt Nam nhưng con sông này nằm ở một quốc gia cách nửa vòng Trái Đất.

Đăng ngày: 25/08/2023
Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển

Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ra biển

Nhật Bản tiến hành đợt xả nước thải hạt nhân ra Thái Bình Dương đầu tiên, trong bối cảnh nhận nhiều phản ứng từ các nước láng giềng và ngư dân.

Đăng ngày: 25/08/2023
Loại gió nóng kỳ dị có thể góp phần

Loại gió nóng kỳ dị có thể góp phần "thổi bùng" các đợt nắng nóng và cháy rừng

Những cơn gió " máy sấy tóc" đã phần nào khiến một số đợt nắng nóng và cháy rừng thêm tàn khốc trong năm nay. Chúng có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 24/08/2023
Pháp ứng dụng phương pháp tạo nước từ sương mù để ứng phó khô hạn

Pháp ứng dụng phương pháp tạo nước từ sương mù để ứng phó khô hạn

Lợi ích của phương pháp tạo nước từ sương là không dùng máy móc, mà chỉ là những giàn hứng sương đơn giản.

Đăng ngày: 23/08/2023
Động đất 6,3 độ richter làm rung chuyển thủ đô Colombia, một người tử vong

Động đất 6,3 độ richter làm rung chuyển thủ đô Colombia, một người tử vong

Một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã tấn công thủ đô Bogota của Colombia vào hôm thứ Năm (17/8), khiến cư dân sợ hãi tháo chạy và khiến một phụ nữ rơi xuống đất tử vong.

Đăng ngày: 18/08/2023
Có một dòng sông kỳ lạ ở Nga, không nước nhưng vẫn nghe tiếng róc rách quanh năm

Có một dòng sông kỳ lạ ở Nga, không nước nhưng vẫn nghe tiếng róc rách quanh năm

Dưới lòng sông không hề có nước, chỉ toàn những khối đá khổng lồ nhưng kỳ lạ là người ta vẫn nghe thấy tiếng nước chảy róc rách.

Đăng ngày: 17/08/2023
Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích rừng nhân tạo

Trung Quốc đứng đầu thế giới về diện tích rừng nhân tạo

Trung Quốc đang có 87,6 triệu ha rừng nhân tạo, đồng thời đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ và phục hồi sinh thái.

Đăng ngày: 17/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News