Nuôi lươn không cần bùn và thay nước

Thạc sĩ Lê Ngọc Hạnh nghiên cứu công nghệ nuôi lươn không bùn trong bể tuần hoàn không cần thay nước, rút ngắn thời gian nuôi tới 2 tháng.

Năm 2011, thạc sĩ Hạnh, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 tham gia dự án nuôi cá tra bằng công nghệ tuần hoàn do Đại học Wageningen (Hà Lan) tài trợ. Trong 3 năm triển khai, anh suy nghĩ hướng ứng dụng nguyên lý tuần hoàn cho các loài thủy sản khác như lươn, cua... Năm 2014, anh xây dựng quy trình nuôi lươn không bùn bằng hệ thống tuần hoàn khép kín, sử dụng hệ thống xử lý nước để tạo môi trường tốt nhất cho lươn lớn nhanh.

Hệ thống gồm bể nuôi diện tích khoảng 4m2 (đường kính 2m), được thiết kế hình vuông cạnh bo tròn để đảm bảo hiệu quả việc tuần hoàn nước trên khắp bề mặt và diện tích nuôi tối đa. Bể nuôi còn có các giá thể như lưới, sợi nhựa... để lươn có điểm tựa trú ẩn và ngoi lên hô hấp trên mặt nước.

Hệ thống xử lý nước gồm lọc cơ học và lọc vi sinh giúp loại bỏ phân thải, thức ăn dư thừa trong nước. Các khí độc hòa tan trong nước được xử lý sinh học bằng các giá thể. Hệ thống tuần hoàn có các thiết bị bổ trợ, cung cấp oxy, diệt khuẩn bằng đèn UV và thiết bị khử màu bằng cát giúp nước có màu sắc trong hơn.


Lươn phát triển sau một tháng bằng công nghệ nuôi không bùn sử dụng hệ thống tuần hoàn tại trại thực nghiệm của Trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang. (Video: NVCC)

Theo thạc sĩ Hạnh, nuôi lươn truyền thống phải thay nước 1 - 2 lần mỗi ngày. Nuôi lươn tuần hoàn sẽ không cần làm việc này trong suốt quá trình nuôi. Người nuôi chỉ cần bổ sung lượng nước nhỏ để bù vào do bốc hơi hoặc rò rỉ đường ống. Điều này giúp nông dân tiết kiệm khối lượng nước lớn mỗi vụ nuôi, giảm công lao động.

Ngoài ra, hệ thống tuần hoàn sẽ giúp môi trường sống của lươn luôn sạch, tính ổn định cao hơn so với phương thức nuôi thay nước. Lý do, việc thay nước sẽ làm xáo trộn môi trường sống của lươn, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của chúng. "Nuôi thay nước có thể mất 10 - 15 tháng để thu hoạch. Công nghệ tuần hoàn chỉ cần 8 - 10 tháng", anh Hạnh nói. Ngoài ra, nông dân hiện nay nuôi lươn chủ yếu sử dụng nước giếng khoan, có thể tồn dư một số chất độc nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến tốc độ lớn của lươn.

Nuôi lươn không cần bùn và thay nước
Sơ đồ hoạt động của mô hình 8 bể nuôi. (Ảnh: NVCC)

Vì sử dụng hệ thống lọc, cung cấp oxy, diệt khuẩn nên công nghệ tuần hoàn sẽ tốn điện gấp khoảng 3 lần so với nuôi lươn thay nước. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Hạnh, công nghệ này cho phép nuôi mật độ tăng tối đa gấp 5 lần trên cùng một diện tích và thời gian rút ngắn nên có thể bù đắp chi phí về điện.

Thiết kế bể thông thường ở đường kính khoảng 2 m với diện tích khoảng 4 m2. Mỗi bể có thể thả 2.000 con giống (khoảng 500 con mỗi m2), có thể thu 400 - 500 kg lươn thịt và có thể tăng mật độ để nâng cao năng suất.

Lợi nhuận nuôi lươn ước tính 20%, tức mức đầu tư mỗi kg lươn khoảng 100.000 đồng thì giá bán ra bình quân khoảng 120.000 đồng. Chi phí đầu tư thiết bị nuôi tuần hoàn quy mô nuôi 5 tấn khoảng 400 triệu đồng. Ở quy mô này, mỗi vụ nông dân thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Như vậy, nuôi 3 - 4 vụ sẽ thu hồi vốn nếu chưa tính chi phí con giống. "Đây không phải là giải pháp làm giàu nhanh, nhưng công nghệ này bền vững, phù hợp nông nghiệp đô thị hạn chế về không gian, nguồn nước", anh Hạnh nói.

Nuôi lươn không cần bùn và thay nước
Thiết bị lọc cơ học của hệ thống. (Ảnh: NVCC)

Hồi tháng 3/2021, mô hình nuôi lươn không bùn trong bể tuần hoàn được thử nghiệm tại Trung tâm khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp Tiền Giang, quy mô 4 bể nuôi diện tích khoảng 4,8m2 mỗi bể. Mô hình thử nghiệm với nhiều mật độ khác nhau để đánh giá, năng suất đạt trung bình 50kg lươn mỗi m2.

Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, Giám đốc Trung tâm, quá trình nuôi thử nghiệm đạt hiệu quả bước đầu khi không cần thay nước nhưng lươn vẫn phát triển tốt, tăng trưởng nhanh trong tháng đầu tiên. "Với mô hình này, chi phí đầu tư không quá lớn nhưng có thể tạo sinh kế cho người dân không có điều kiện mặt bằng rộng hoặc khu vực khan hiếm nước sạch cũng có thể triển khai", ông Quốc nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên chế tạo viên nén từ bã cà phê làm chất đốt

Sinh viên chế tạo viên nén từ bã cà phê làm chất đốt

Tận dụng bã cà phê, mùn cưa, 4 bạn trẻ thuộc dự án Coffuel tạo viên nén đốt cho lò hơi công nghiệp thay thế than đá, gỗ củi, khí gas.

Đăng ngày: 17/07/2023
Thiết bị chiếu sáng kích thích rau mầm lớn nhanh

Thiết bị chiếu sáng kích thích rau mầm lớn nhanh

Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) phát triển hệ thống có thể nhận biết nhu cầu chiếu sáng giúp kích thích rau mầm lớn nhanh.

Đăng ngày: 15/07/2023
Áo choàng nhiệt giúp làm mát ô tô trong nắng nóng

Áo choàng nhiệt giúp làm mát ô tô trong nắng nóng

Áo choàng nhiệt của nhóm nghiên cứu Đại học Giao thông Thượng Hải có thể giữ nhiệt độ trong xe mát vào ngày hè và sưởi ấm vào đêm đông.

Đăng ngày: 12/07/2023
Mắt kính hỗ trợ người khiếm thính cậu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong

Mắt kính hỗ trợ người khiếm thính cậu học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong

Cùng là học sinh chuyên tin Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), Nhật Huy và Minh Mẫn đều đam mê công nghệ và ngôn ngữ lập trình.

Đăng ngày: 10/07/2023
Mô hình

Mô hình "Chăn thả + điện mặt trời" - công nghệ và động vật chung sống đang phát triển ở Mỹ

Trong khi tìm kiếm lợi ích của công nghệ, con người cũng hy vọng sinh vật xung quanh có thể cùng tồn tại với nó. Gần đây, một số công ty năng lượng sạch Mỹ đã tìm ra các mô hình tuyệt vời.

Đăng ngày: 10/07/2023
Nhà khoa học Việt lựa chọn cây trồng trên Mặt trăng

Nhà khoa học Việt lựa chọn cây trồng trên Mặt trăng

Phó giáo sư Tiên Huỳnh, khoa Khoa học, Đại học RMIT đóng vai trò chủ chốt trong tư vấn lựa chọn cây trồng và phân tích các thông số tăng trưởng của cây thuộc Dự án thử nghiệm trồng trọt trên Mặt Trăng.

Đăng ngày: 08/07/2023
Thạc sĩ chế tạo xúc tác nano vàng khử chất độc trong nước thải

Thạc sĩ chế tạo xúc tác nano vàng khử chất độc trong nước thải

Thạc sĩ Hồ Gia Thiên Thanh, 26 tuổi, nghiên cứu xúc tác nano vàng khử chất độc p-nitrophenol có trong nước thải thành không độc, ứng dụng cho ngành dược.

Đăng ngày: 07/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News