Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho bầy sứa xâm chiếm bãi biển

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang tạo điều kiện cho nhiều loài sứa xâm lấn bờ biển Địa Trung Hải.


Đàn sứa trắng vùng biển Haifa của Israel. (Video: Reuters)

Hàng loạt sinh vật không xương sống có xúc tu đã bao phủ vùng biển ngoài khơi thành phố Haifa ở miền bắc Israel, khiến mặt nước trông lốm đốm trắng khi nhìn từ trên cao trong những cảnh quay được Cơ quan Công viên và Thiên nhiên Israel (INPA) chia sẻ vào hôm 19/7.

Hiện tượng sứa di cư đến bờ biển Địa Trung Hải của Israel diễn ra vào mỗi mùa hè, thường bắt đầu từ tháng 7, nhưng năm nay chứng kiến một số lượng nhiều bất thường.

INPA đổ lỗi cho biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động của con người như đào kênh Suez, xả rác và nước thải ra biển. Những tác nhân này gây hại cho các loài săn mồi của sứa như rùa và cá mặt trăng, tạo điều kiện để sứa sinh sôi nảy nở không kiểm soát.

"Nước ngày càng nóng và chúng ta thấy ngày càng nhiều sứa. Chắc chắn sự nóng lên toàn cầu góp phần tạo nên những bầy đàn khổng lồ này", cảnh sát biển Guy Lavian thuộc INPA nói với Reuters.


Có khoảng 17 loài sứa di cư tới Israel.

Sứa sinh sản mạnh ở nhiệt độ cao hơn và sự bùng nổ của chúng trực tiếp cạnh tranh thức ăn và môi trường sống với các loài động vật biển khác.

Theo Hiệp hội Sinh thái và Khoa học Môi trường Israel, có khoảng 17 loài sứa di cư tới Israel, hầu hết là những loài xâm lấn có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương. Chúng bơi từ Biển Đỏ đến vùng biển phía đông Địa Trung Hải qua kênh đào Suez.

Tổ chức này cho biết thêm rằng sự rò rỉ phân bón nông nghiệp ra biển cũng cũng góp phần làm tăng số lượng sứa khi bổ sung chất dinh dưỡng cho chúng.

Không chỉ đe dọa các loài bản địa, sứa còn làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng của Israel khi nhiều con bị hút vào các nhà máy điện của nước này. Chúng cũng gây ra không ít phiền toái cho người đi biển, dù hầu hết không có nọc độc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá

Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá "cắt cổ" chỉ dành cho người giàu

Vùng biển xứ Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha nổi tiếng với nhiều loài hải sản cao cấp, trong đó ốc cổ ngỗng được xem là có giá trị dinh dưỡng rất cao với rất nhiều nguyên tố vi lượng, vị lại ngọt ngon.

Đăng ngày: 03/03/2025
Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

Giải mã vũ khí đáng sợ của tôm búa

Tôm búa (Stomatopoda) - hay tôm tít, tôm tích, tôm thuyền - là nhóm động vật giáp xác bao gồm hơn 400 loài thuộc bộ Tôm chân miệng.

Đăng ngày: 02/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News