55.000 cá voi trắng di cư tới vịnh biển Canada
Hình ảnh hàng chục nghìn con cá voi trắng bơi trên vùng biển Bắc Cực được tàu nghiên cứu Delphi chia sẻ ngày 15/7 với thông điệp bảo vệ hệ sinh thái và băng biển.
Đàn cá voi trắng bơi trên mặt biển vịnh Hudson. (Video: Polar Bears International)
Thước phim mới nhất là kết quả hợp tác giữa tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo tồn Bắc Cực Polar Bears International và explore.org. Mục tiêu của họ là thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với băng trên biển và tầm quan trọng đối với hệ sinh thái Bắc Cực.
Camera ghi hình phát trực tiếp mỗi năm khi đàn cá voi trắng 55.000 con di cư tới vùng nước nông ở vịnh Hudson. Theo Stephen Petersen, giám đốc bảo tồn và nghiên cứu ở Khu bảo tồn công viên Assiniboine của Canada, vịnh biển này bị băng chặn vào mùa đông, buộc cá voi trắng (Delphinapterus leucas) bơi về phương bắc, nơi có nhiều vùng biển rộng hơn. Nhưng vào mùa hè, những con cá voi quay trở lại. Chúng có thể nhận thấy nước bị băng che phủ ở vịnh giúp bảo vệ chúng trước cá voi sát thủ, trong khi vùng cửa sông cung cấp nguồn thức ăn dồi dào. Có thể nước ấm và chứa ít muối từ cửa sông Churchill có lợi cho cá voi non chưa phát triển đầy đủ lớp mỡ, hoặc cho cá voi trưởng thành vốn trải qua quá trình thay da hàng năm.
Hai camera trên tàu Delphi cung cấp góc nhìn khác nhau đối với đàn cá voi, một từ boong tàu và một từ bên dưới mặt nước. Những con cá voi tạo ra nhiều âm thanh đa dạng, từ tiếng lách cách tới tiếng khịt mũi.
Đàn cá voi trắng ở vịnh Hudson rất khỏe mạnh.
Cá voi trắng sinh sống ở Bắc Cực và cận Bắc Cực. Một số quần thể đang trong tình trạng nguy cấp, nhưng đàn cá voi trắng ở vịnh Hudson rất khỏe mạnh. Một trong những mục tiêu của camera quan sát là giúp duy trì sự khỏe mạnh của quần thể. Camera có thể thu thập hình ảnh của cá voi trắng trong mùa di cư vào tháng 7 và 8. Sau đó, dữ liệu sẽ giúp các nhà khoa học giải đáp những câu hỏi như liệu đàn cá voi có quay trở lại cùng một nơi mỗi năm hay không.
Tuy nhiên, băng biển Bắc Cực đang giảm nhanh chóng do biến đổi khí hậu, đạt mức thấp kỷ lục vào mùa hè. Gần Churchill, Manitoba trên vịnh Hudson Bay, băng vỡ nhiều kỷ lục hôm 15/5, xảy ra sớm hơn 3 - 4 tuần so với mọi năm.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển
"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.
