Ô nhiễm than ở Công viên Hoàng gia Australia đe dọa loài ếch suối xanh

Bùn than đã rò rỉ và chảy vào Công viên Hoàng gia Australia nhiều lần trong năm 2022 khiến những con ếch suối xanh vốn hô hấp bằng da sống gần khu vực ô nhiễm bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Theo phóng viên tại Sydney, các nhà khoa học Shannon Kaiser và Chad Beranek của Australia đã tiến hành khảo sát quần thể ếch địa phương để phân tích tác động của các hóa chất lạ ngấm vào hệ sinh thái nước ngọt.


Một con ếch suối xanh đang thoi thóp gần sông Hacking. (Nguồn: ABC News).

Các nhà khoa học trên cho biết họ đã quan sát thấy các dấu hiệu ô nhiễm than ở Công viên Hoàng gia Australia khi bùn than rò rỉ vào các tuyến đường thủy gần đó và chảy vào công viên này nhiều lần trong năm ngoái, đồng thời phát hiện những con ếch suối xanh gần khu vực ô nhiễm bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Dấu hiệu đáng báo động này xảy ra ở các địa điểm nằm dọc theo sông Hacking, phía Nam thành phố Sydney thuộc bang New South Wales.

Các cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm ngoái tại khu Camp Gully Creek và sông Hacking, một trong những con sông chính chảy qua Công viên Hoàng gia.

Theo ông Kaiser, rất khó để kết luận chắc chắn mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe kém của ếch với tình trạng ô nhiễm than, tuy nhiên loài động vật này đặc biệt nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước những xáo trộn trong môi trường sống của chúng do cấu tạo da của loài ếch.

Bất kỳ hóa chất nào rơi vào nước đều có thể xâm nhập thẳng vào ếch và gây tổn thương nghiêm trọng. Có thể bùn than đã làm giảm phản ứng miễn dịch của chúng.

Ông Kaiser cho biết thêm hiện có một căn bệnh mang tên chytrid (một loại nấm) đang giết chết các loài ếch trên toàn thế giới. Vì vậy, nếu căn bệnh đó thực sự tồn tại trong khu vực này và bùn than đi qua, nó có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của ếch, khiến chúng có thể chết.

Trong khi đó, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) bang New South Wales, việc làm sạch các nguồn nước bị ô nhiễm vẫn đang được xúc tiến, đặc biệt là ở hạ lưu sông Hacking.

Người phát ngôn của EPA cho biết cơ quan này đã thu thập các mẫu nước ở hạ lưu vị trí xả thải từ giữa năm 2022 để phân tích tác động môi trường và cung cấp thông tin cho các cuộc điều tra. Kết quả cho thấy không có rủi ro đối với sức khỏe con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Tới đây, những loài vật nào sẽ bị tuyệt chủng?

Một số nhà khoa học thậm chí còn cho rằng, gần 40% các loài hiện đang cư trú trên hành tinh của chúng ta có thể bị tuyệt chủng sớm nhất vào năm 2050.

Đăng ngày: 20/02/2025
Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Trung Quốc xây cao ốc 26 tầng chỉ để… nuôi lợn

Ở Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) có tòa nhà 26 tầng, được xây dựng với mục đích cho lợn ở.

Đăng ngày: 20/02/2025
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Những loài động vật đặc biệt có khả năng tỏa mùi thơm quyến rũ

Trái đất quả là có rất điều kỳ thú mà đôi khi chúng ta không thể khám phá hết. 5 loài động vật hoang dã với khả năng tỏa ra mùi thơm quyến rũ dưới đây chính là minh chứng.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News