Phá vỡ kỷ lục Guinness đi bộ trên dây qua miệng núi lửa đang hoạt động

Rafael Bridi đến từ Brazil và Alexander Schulz đến từ Đức cùng nhau thực hiện thử thách mạo hiểm đi thăng bằng trên dây vắt qua núi lửa đang hoạt động.

Nằm trên Đảo Tana, núi lửa cao 361 m so với mực nước biển, đã phun trào không ngừng kể từ năm 1774.

Tổ chức Kỷ lục Guinness đã chia sẻ một video ngoạn mục ghi lại nỗ lực hoàn thành thử thách của hai người đàn ông. Sợi dây cáp cột chặt hai đầu, bắc ngang qua miệng núi lửa và thử thách của hai người đàn ông là đi bộ thăng bằng từ đầu bên này sang đầu bên kia.

Cả hai đều đi bộ ở độ cao 42 m trên miệng núi lửa của Núi Yasur.

Sợi dây nối hai đầu được sử dụng loại dây cáp hoặc dây đai polyester thay vì dây thừng. Hơn nữa, bất kì chuyển động nào đều khiến sợi dây lắc lư.

Phá vỡ kỷ lục Guinness đi bộ trên dây qua miệng núi lửa đang hoạt động
Rafael Bridi và Alexander Schulz đi bộ trên dây bắt ngang qua ngọn núi lửa đang hoạt động. (Ảnh: Times Now).

Rafael Bridi không sợ độ cao. Trên thực tế, anh ấy thích điều này. Rafael đam mê hoạt động ngoài trời, kết nối với thiên nhiên và dấn thân vào những cuộc phiêu lưu kỳ thú.

Rafael cho biết: “Cảm giác bay bổng và tự do là một trong những động lực lớn nhất cho việc luyện tập để chinh phục những thử thách mới”.

Câu thần chú Rafael thường sử dụng là tập trung vào hơi thở. Điều này mang lại cho anh cảm giác tỉnh táo và xua đuổi những suy nghĩ tiêu cực.

Để chuẩn bị cho những đỉnh cao phi thường, Rafael tập luyện 2-3 ngày mỗi tuần, thậm chí anh còn sử dụng một chiếc dây chùng dài 100 mét ở nhà để tập luyện. Anh cũng kết hợp tập luyện với các môn thể thao khác bao gồm Yoga, thiền, lướt sóng, đạp xe, jiu-jitsu và leo núi.

Rafael hy vọng thành tích của mình sẽ truyền cảm hứng cho mọi người trên thế giới tin vào giấc mơ của bản thân.

Rafael Bridi cũng là người giữ kỷ lục Guinness khi đi bộ thăng bằng 18 m trên dây nối giữa hai khinh khí cầu lơ lửng ở độ cao 1.900 mét. Mục tiêu tiếp theo của Rafael là đi bộ thăng bằng ở độ cao 6.000 mét phía trên dãy núi Andes. Đồng thời, anh ấy cũng hy vọng sẽ phá vỡ một kỷ lục khác trong tương lai gần.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bịt kín miệng núi lửa bằng bê tông?

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bịt kín miệng núi lửa bằng bê tông?

Nhiệt độ nóng chảy của bê tông khoảng 1.500 độ C, lớn hơn nhiều so với nhiệt độ của magma, khoảng 871 độ C. Vậy có thể dùng bê tông để bịt kín miệng núi lửa không?

Đăng ngày: 11/10/2022
Kỳ lạ gu làm đẹp của người Ba Tư, phụ nữ râu ria xồm xoàm được coi là vẻ đẹp chuẩn

Kỳ lạ gu làm đẹp của người Ba Tư, phụ nữ râu ria xồm xoàm được coi là vẻ đẹp chuẩn

Không nhìn lầm đâu, đó là một người phụ nữ được nhiều đàn ông mê mệt của người Ba Tư cuối thế kỷ XVIII đấy!

Đăng ngày: 10/10/2022
Các nhà khoa học phát hiện thêm hai loài gấu nước mới tại New Zealand

Các nhà khoa học phát hiện thêm hai loài gấu nước mới tại New Zealand

Các nhà sinh vật học đã mô tả hai chi tardigrade (gấu nước) mới và các loài liên quan - hai trong số đó mới đối với khoa học - từ các sông băng trên núi Nam Alps của New Zealand.

Đăng ngày: 10/10/2022
Viên kim cương hồng có giá trị cao kỷ lục thế giới

Viên kim cương hồng có giá trị cao kỷ lục thế giới

Viên kim cương hồng Williamson Pink Star vừa được bán với giá 57,7 triệu USD, một mức giá kỷ lục tính trên mỗi carat.

Đăng ngày: 10/10/2022
Bằng cách nào cuộc chiến tranh cổ đại biết đối thủ có bao nhiêu quân?

Bằng cách nào cuộc chiến tranh cổ đại biết đối thủ có bao nhiêu quân?

Trong xã hội phong kiến ​​xưa, các bậc đế vương không ngần ngại phát động các cuộc chiến tranh để mở mang lãnh thổ, tuy nhiên ngoài mưu kế thì số lượng có thể nói là mấu chốt của chiến thắng hay thất bại.

Đăng ngày: 10/10/2022
Sâu răng có thể

Sâu răng có thể "mọc chân" để nhảy từ răng này qua răng khác

Thêm một động lực mới để chúng ta phải đánh răng thường xuyên hơn mỗi ngày.

Đăng ngày: 10/10/2022
Ninh Cổ Tháp có gì đáng sợ mà các tù nhân nhà Thanh đều “kinh hồn bạt vía” khi nhắc đến?

Ninh Cổ Tháp có gì đáng sợ mà các tù nhân nhà Thanh đều “kinh hồn bạt vía” khi nhắc đến?

Khi tù nhân bị đày đến đây sẽ phải cận kề cái chết, và thậm chí nhiều người thà bị kết án tử hình còn hơn bị đày đến Ninh Cổ Tháp.

Đăng ngày: 10/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News