Phá vỡ sự "yên tĩnh ma quái", sử dụng âm thanh để phục hồi… các rạn san hô chết
Việc tìm cách giúp các rạn san hô trên thế giới hồi phục từ những tác động tàn phá của biến đổi khí hậu đã tạo ra một số giải pháp căn cơ gần đây.
Hiện tại, ở Caribbean, các nhà nghiên cứu đang nuôi dưỡng san hô. Thậm chí họ có thể trồng lại san hô tươi trên các rạn san hô bị suy thoái. Trong khi đó, ở Hawaii, các nhà khoa học đang cố gắng nhân giống san hô để có khả năng phục hồi tốt hơn trước nhiệt độ đại dương đang tăng.
Gần đây nhất, các nhà nghiên cứu của Anh và Australia đã đưa ra một phương pháp mới hoàn toàn được cho có thể giúp nỗ lực phục hồi các rạn san hô bằng cách sử dụng âm thanh.
Các nhà khoa học vừa cho biết có một phương pháp mới giúp phục hồi các rạn san hô lớn trên Trái đất. (Nguồn: AFP).
Trong một thí nghiệm thực địa kéo dài 6 tuần, các nhà nghiên cứu đã đặt loa phóng thanh dưới nước trong các mảng san hô chết ở Australia. Mục đích là để xem liệu có thể thu hút các cộng đồng cá đa dạng cần thiết để chống lại sự suy thoái rạn san hô hay không.
Các kết quả rất hứa hẹn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã cho thấy gấp đôi số lượng cá đổ vào các mảng san hô đã chết.
Steve Simpson, Giáo sư sinh học biển tại Đại học Exeter và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết, rạn san hô khỏe mạnh thường là một nơi ồn ào đáng chú ý với tiếng lách tách của tôm và cá chọi cùng cá lóc kết hợp với nhau tạo thành một âm thanh sinh học rực rỡ.
Theo nghiên cứu, số lượng loài có mặt trong các rạn san hô nơi âm thanh được phát tăng 50% so với các mảng khác. Các quần thể cá mới bao gồm các loài từ tất cả các phần của lưới thức ăn, chẳng hạn như cá nục, động vật ăn cỏ và cá săn mồi.
Rạn san hô sẽ trở nên “yên tĩnh ma quái” khi chúng xuống cấp, vì tôm và cá biến mất. Nhưng bằng cách sử dụng loa âm thanh có thể thu hút cá trở lại.
Kỹ thuật này, nếu có thể được nhân rộng trên quy mô lớn hơn, có thể cung cấp cho các nhà khoa học một công cụ khác để hồi sinh các rạn san hô trên khắp thế giới đã bị tàn phá bởi biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và ô nhiễm trong những năm gần đây.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng việc kéo cá trở lại các rạn san hô chết hoặc sắp chết sẽ không tự mình đảo ngược được thiệt hại. Nhưng các rạn san hô bị suy thoái có khả năng phục hồi tốt hơn nếu chúng có quần thể cá khỏe mạnh, đóng nhiều vai trò khác nhau trong việc giữ cho san hô khỏe mạnh.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.
