Phần Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên không dùng than

Quốc gia Châu Âu Phần Lan vừa công bố kế hoạch phấn đầu loại bỏ than khỏi đời sống công nghiệp và xã hội trước năm 2030. Nếu có thể, Phần Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên có thể "cắt đứt" hoàn toàn mối duyên nợ với than đá, nguyên nhân hàng đầu gây nên ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Một phần trong chiến lược xanh của Phần Lan, đó là sản xuất hoàn toàn năng lượng sạch, không chứa carbon vào năm 2050.

Theo ScienceAlert, kế hoạch tham vọng đó của Phần Lan hứa hẹn sẽ sớm chấm dứt sự phụ thuộc vào than đá và sẽ là một thành tựu đáng ghi nhận kể từ sau cam kết chống phát thải khí nhà kính tại Paris (Pháp) hồi cuối năm 2015.

Trong khi các quốc gia khác hiện cũng đang lên kế hoạch tương tự vào năm 2050 như Anh và Canada. Các nước này cam kết sẽ dần đẩy lùi và loại bỏ than trong vòng 10 - 15 năm tới. Nhưng kế hoạch của hai quốc gia trên vẫn là cho phép các nhà máy than tiếp tục hoạt động, miễn rằng họ có trang bị hệ thống thu hồi và lưu trữ lượng carbon sản sinh ra từ than đá.

Phần Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên không dùng than
Phần Lan lên kế hoạch sản xuất hoàn toàn năng lượng sạch, không chứa carbon vào năm 2050.

Ngược lại, chiến lược của Phần Lan sẽ mạnh tay hơn bao giờ hết. Quốc gia này dự kiến sẽ ban hành lệnh cấm toàn diện đối với than đá, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất năng lượng. Đây hứa hẹn sẽ là một bước tiến chưa từng có của một quốc gia phát triển tính cho tới nay.

Bộ trưởng Nội vụ Phần Lan, Oli Rehn cho biết: "Tận dụng tiềm năng từ nguồn năng lượng tái tạo của Phần Lan để sản xuất điện cho công nghiệp là một trong những câu hỏi trọng tâm cần trả lời để đạt được một mục tiêu khí hậu và năng lượng trong dài hạn".

Ngoài việc loại bỏ dần than đá vào năm 2030, Phần Lan cũng dự kiến giảm bớt việc nhập khẩu các loại nhiên liệu hóa thạch khác như dầu mỏ, dầu diesel, dầu nhiên liệu và các loại chất đốt khác. Kết quả đạt được có thể giúp giảm tới phân nửa lượng nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu trong năm 2020 so với hồi năm 2005.

Tất nhiên, kế hoạch loại bỏ than khỏi ngành công nghiệp năng lượng cũng gây nên rất nhiều tranh cãi tại Phần Lan, trước mắt về khả năng đảm bảo an ninh năng lượng.

Tuy nhiên, Rehn phản bác với lập luận cho rằng: "Phần Lan là một trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành đạo luật cấm than. Từ bỏ than là cách duy nhất để đạt được mục tiêu khí hậu mang tầm quốc tế".

Một trong những lý do khiến Rehn và rất nhiều người ủng hộ kế hoạch này chính là bởi, than chỉ chiếm một phần rất khỏ (khoảng 8%) trong tổng sản lượng điện sản xuất hàng năm của Phần Lan.

Phần Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên không dùng than
Nguồn cấp điện chính của Phần Lan đến từ điện hạt nhân.

Nguồn cấp điện chính của Phần Lan đến từ điện hạt nhân (chiếm 33% - 2012) và tiếp theo là thủy điện (chiếm 25%). Bên cạnh đó, Phần Lan cũng sử dụng than bùn trong các hoạt động năng lượng nhờ tính sẵn có trong nước và sản lượng gấp 3 lần than đá. Trong năm 2014, có 4% nguồn điện năng tiêu thụ được bù đắp nhờ than bùn, trong khi, than đá chỉ chiếm 9%.

Lẽ dĩ nhiên, chính phủ Phần Lan luôn biết cách đi trước bằng việc đầu tư cho năng lượng tái tạo từ khá sớm. Năm ngoái, sản lượng điện tái tạo tiêu thụ của Phần Lan đã tăng lên tới 40%. Nếu có những chính sách đầu tư, sản lượng này hứa hẹn có thể tăng lên tới 47% vào năm 2030.

Động thái của Phần Lan cùng nhiều các quốc gia phát triển khác chắc chắn sẽ là đòn bẩy quan trọng để nhiều các quốc gia khác, đặc biệt là những cường quốc phát thải khí nhà kính như Mỹ và Trung Quốc sớm gia nhập câu lạc bộ các quốc gia ngừng sử dụng than đá trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Miền Bắc đón thêm đợt rét mạnh, nhiều nơi dưới 13 độ C

Miền Bắc đón thêm đợt rét mạnh, nhiều nơi dưới 13 độ C

Từ hôm nay 29/11, miền Bắc tiếp tục đón thêm đợt rét mạnh, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 12 độ C ở đồng bằng và 6 độ C vùng cao.

Đăng ngày: 29/11/2016
Mùa đông kéo dài do vòng xoáy cực Bắc đang di chuyển

Mùa đông kéo dài do vòng xoáy cực Bắc đang di chuyển

Biến đổi khí hậu đã và đang làm tình trạng băng tan ở cực Bắc trở nên tồi tệ hơn. Đó cũng là nguyên nhân khiến mùa đông kéo dài và càng ngày càng khắc nghiệt.

Đăng ngày: 29/11/2016
Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ

Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ

Sống ở vùng núi địa hình đèo dốc hiểm trở, chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do sự cố phanh, nữ sinh Nguyễn Việt Trinh (học sinh lớp 11A3, trường THPT Krông Nô, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đã sáng chế phanh điện từ nhằm hạn chế tình trạng mất phanh mỗi khi đi đèo.

Đăng ngày: 28/11/2016
Vì sao

Vì sao "bão nữ" dữ dằn hơn "bão nam"?

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương đã bắt đầu lấy tên phụ nữ đặt cho các cơn bão để nhớ đến người yêu hoặc người con gái mà mình say đắm còn đang ở quê nhà nước Mỹ.

Đăng ngày: 28/11/2016
Thời tiết không bình thường hiện nay bắt nguồn từ hiện tượng lạ ở Bắc Cực

Thời tiết không bình thường hiện nay bắt nguồn từ hiện tượng lạ ở Bắc Cực

Cực Trái Đất đang dần tiến vào mùa đông lạnh giá, đêm đang dần phủ xuống trên một vùng rộng lớn, một màn đêm kéo dài 24 giờ. Theo lẽ thường, thì màn đêm lạnh lẽo này phải khiến biển băng lan ra với vận tốc rất nhanh.

Đăng ngày: 28/11/2016
Trung Quốc phát hiện cụm hố sụt sâu hơn 100m

Trung Quốc phát hiện cụm hố sụt sâu hơn 100m

Một nhóm thăm dò địa chất tìm thấy cụm hố sụt karst nguyên vẹn, kích thước lớn và cảnh quan đẹp mắt ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Đăng ngày: 27/11/2016

"Cầu vồng ma" xuất hiện trên bầu trời Scotland

Chiếc cầu vồng màu trắng bạc mờ ảo vắt ngang qua bầu trời Scotland, khiến nhiều người liên tưởng đến "cầu vồng ma".

Đăng ngày: 26/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News