Phân tích ADN cổ đại cho thấy: Người Anh có hai tổ tiên khác biệt

Phân tích ADN cổ đại cho ra kết quả hoàn toàn bất ngờ: người Anh có ít nhất hai nhóm tổ tiên khác biệt về mặt di truyền vào cuối kỷ băng hà.

Theo The Guardian, kết quả phân tích ADN của người Anh cổ xưa nhất cho thấy nước Anh là quê hương của ít nhất hai nhóm người khác biệt về mặt di truyền, chế độ ăn uống và văn hóa vào cuối kỷ băng hà cuối cùng.

Khoảng 19.000 năm trước, các tảng băng bao phủ phần lớn nước Anh tan chảy, trở thành nơi sinh sống của con người. Bằng chứng về sự sống của loài người có từ khoảng 15.500 năm trước. Những nhóm người cổ này đã băng qua nước để đến vùng đất từng kết nối Anh với lục địa châu Âu.

Di tích của con người từ cuối kỷ băng hà chỉ được tìm thấy tại một số địa điểm ở Anh, bao gồm hang Gough ở Somerset và hang Kendrick ở Llandudno (xứ Wales). Nơi trước đây nổi tiếng là nơi sinh sống của "Cheddar Man", một người Anh cổ sống cách đây khoảng 10.000 năm, cũng như những di vật cổ về dấu hiệu ăn thịt người.

Phân tích ADN cổ đại cho thấy: Người Anh có hai tổ tiên khác biệt
Hộp sọ của người phụ nữ cổ ở hang Gough sống cách đây khoảng 14.900 năm. (Ảnh: Natural History Museum)

Trong tạp chí Nature Ecology & Evolution, TS Sophy Charlton, tác giả đứng đầu nhóm nghiên cứu đến từ Trường ĐH York (Canada), mô tả cách họ thực hiện phân tích đồng vị trên hài cốt, loại bỏ yếu tố nguồn thực phẩm khác nhau và định tuổi bằng đồng vị carbon.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng nguồn thức ăn của cá thể ở hang Gough chủ yếu dựa vào động vật trên cạn, chẳng hạn như ngựa; trong khi chế độ ăn của cá thể ở hang Kendrick bao gồm các sinh vật biển.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích ADN hạt nhân và ty thể của hai cá thể. Kết quả cho thấy cá thể ở hang Gough là một phụ nữ sống cách đây khoảng 14.900 năm và bị chính đồng loại ăn thịt. Người này có chung tổ tiên với một cá thể được phát hiện trong một hang động ở Bỉ, được gọi là Goyet Q2, sống cách đây 15.000 năm.

Tổ tiên này, liên kết với các nhóm mở rộng từ Tây Nam châu Âu, có liên quan đến các loại công cụ bằng đá, xử lý người chết, nghệ thuật hang động và các thực hành khác được xem là của văn hóa Magdalenian.

Tuy nhiên, mặc dù hang Kendrick có chứa công cụ bằng đá kiểu Magdalenian và một khúc xương sống bị cắt cùng thời với phụ nữ ở hang Gough nhưng cá thể ở hang Kendrick cho thấy một tổ tiên khác.

Cá thể này là nam giới, sống cách đây khoảng 13.500 năm, có chung tổ tiên với những hài cốt 14.000 năm tuổi được tìm thấy ở Villabruna, miền bắc nước Ý. Đây là những người làm nghề săn bắn hái lượm ở phương tây di chuyển từ đông nam châu Âu hoặc cận đông.

Phân tích ADN cổ đại cho thấy: Người Anh có hai tổ tiên khác biệt
Một khúc xương của người cổ đại ở hang Gough. (Ảnh: Natural History Museum)

Tuy nhiên, TS Rhiannon Stevens, đồng tác giả của nghiên cứu từ Trường Đại học London (Anh), cho biết nghiên cứu này chỉ xem xét hai cá thể, có nghĩa là cần thận trọng khi thu thập các dữ liệu khác nhau. Ví dụ, cô nói rằng người Magdalenian ở những nơi khác ở châu Âu ăn cá.

GS Paul Pettitt, làm việc tại Trường ĐH Durham, cho biết kết quả nghiên cứu này tuy không mới song làm nổi bật hiệu quả của phân tích ADN cổ đại. Nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi liệu những thay đổi đột ngột trong văn hóa thời tiền sử là do sự di chuyển và đứt gãy dân số hay do ý tưởng của các cá thể.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm thấy phòng đại tiệc 1.400 năm tuổi, chuyên chiêu đãi chiến binh

Tìm thấy phòng đại tiệc 1.400 năm tuổi, chuyên chiêu đãi chiến binh

Các nhà khảo cổ học ở miền đông nước Anh đã khai quật được tàn tích của một hội trường công phu mà các quốc vương Anglo-Saxon và các chiến binh đã tổ chức lễ hội vào khoảng 1.400 năm trước.

Đăng ngày: 26/10/2022
Chúng ta mang dòng máu lai của loài từng ăn thịt cả ma mút?

Chúng ta mang dòng máu lai của loài từng ăn thịt cả ma mút?

Một chiếc răng gần giống răng người hiện đại đã tiết lộ về sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn trên các lục địa hàng trăm ngàn năm trước, ma mút và tê giác khổng lồ cổ đại cũng phải khiếp sợ

Đăng ngày: 25/10/2022
Phát hiện

Phát hiện "siêu xa lộ" mang dấu chân người và động vật cổ đại

Cách đây hàng nghìn năm, một dải đất dọc theo bờ biển phía tây nước Anh đã từng là " siêu xa lộ" cho người và động vật. Với sự lên xuống của thủy triều con đường này ngày càng lộ rõ.

Đăng ngày: 23/10/2022
Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy

Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Đăng ngày: 23/10/2022
Bữa tối kỳ lạ với món hầm từ thịt xác ướp bò rừng 50.000 năm tuổi

Bữa tối kỳ lạ với món hầm từ thịt xác ướp bò rừng 50.000 năm tuổi

Năm 1984, các nhà khoa học thưởng thức bữa tối kỳ lạ với món hầm làm từ thịt của bò rừng thảo nguyên đóng băng hàng chục nghìn năm trước.

Đăng ngày: 23/10/2022
Phát hiện xác tàu lớn 120 năm chìm dưới Ngũ Đại Hồ

Phát hiện xác tàu lớn 120 năm chìm dưới Ngũ Đại Hồ

Các nhà nghiên cứu Mỹ tìm thấy xác của một con tàu " lưng cá voi" quý hiếm bị bão đánh chìm khi đi qua Ngũ Đại Hồ vào năm 1902.

Đăng ngày: 22/10/2022
Phát hiện bản đồ lâu đời nhất thế giới mô tả các vì sao của Hipparchus

Phát hiện bản đồ lâu đời nhất thế giới mô tả các vì sao của Hipparchus

Các nhà khoa học phát hiện ra tấm bản đồ lâu đời nhất thế giới về những vì sao do nhà thiên văn học Hy Lạp cổ đại Hipparchus biên soạn vào khoảng năm 129 trước Công nguyên.

Đăng ngày: 21/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News