Phân tích mới cho thấy hơn 1/3 loài cây có nguy cơ tuyệt chủng

Dự án kéo dài một thập kỷ này phát hiện ra rằng hơn 1/3 loài cây đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhấn mạnh quy mô của cuộc khủng hoảng mà hệ sinh thái đang phải đối mặt.

Báo cáo của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), được công bố trong hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc kéo dài hai tuần tại Cali, Colombia, cho thấy trong số 47.282 loài cây được đánh giá, ít nhất 16.425 loài có nguy cơ tuyệt chủng, gấp đôi số lượng tất cả các loài chim, động vật có vú, bò sát và lưỡng cư có nguy cơ tuyệt chủng cộng lại.

Phân tích mới cho thấy hơn 1/3 loài cây có nguy cơ tuyệt chủng
Một khu vực rừng bị phá gần La Paz, tỉnh Guaviare, Colombia. (Ảnh: Bloomberg).

Ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch làm nóng hành tinh đang đe dọa cây cối, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí hậu, vì cây cối là nơi hút chất ô nhiễm ra khỏi bầu khí quyển.

Theo các nhà nghiên cứu, một số mối đe dọa lớn mà cây cối phải đối mặt bao gồm nạn phá rừng để phát triển đô thị, nông nghiệp, các loài xâm lấn, dịch bệnh, cũng như mực nước biển dâng cao và những cơn bão dữ dội hơn.

Bà Grethel Aguilar, Tổng giám đốc IUCN, cho biết trong cuộc họp báo hôm 28/10 tại Colombia rằng: "Danh sách này cho thấy việc mất đi cây cối đe dọa trực tiếp đến hàng nghìn loài, thực vật, nấm và động vật khác, chứng minh mối liên hệ chặt chẽ trong thế giới tự nhiên của chúng ta".

Bà Aguilar nói thêm, cây cối tạo ra oxy mà con người hít thở, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho động vật hoang dã, cung cấp thuốc men và dinh dưỡng cho người dân bản địa, và hấp thụ ô nhiễm carbon giữ nhiệt từ khí quyển.

Phần lớn các loài cây bị đe dọa nằm trên các đảo như Fiji, Cuba và Madagascar. Ở Nam Mỹ, nơi có rừng mưa nhiệt đới Amazon, 3.356 trong số 13.668 loài cây được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng do nạn phá rừng để trồng trọt và chăn nuôi.

Bà Aguilar cho biết những nỗ lực bảo tồn khẩn cấp để ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài cần phải bắt đầu từ cây xanh.

"Bạn có thể tưởng tượng một hành tinh không có cây cối không? Chúng ta, con người, có khả năng đảo ngược điều này và cứu những cây mà chúng ta phụ thuộc vào, vì vậy nhiệm vụ mà chúng ta phải làm là rất lớn", bà nhấn mạnh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hoạt động lạ của DNA virus cổ đại trong cơ thể người

Phát hiện hoạt động lạ của DNA virus cổ đại trong cơ thể người

Được "tháo dây trói" vào những thời điểm nhạy cảm nhất về sức khỏe, tàn dư từ một số virus cổ đại phát huy tác động bất ngờ.

Đăng ngày: 29/10/2024
Ong bắp cày có thể

Ong bắp cày có thể "uống" cồn 80 độ mà không hề hấn gì

Nghiên cứu mới cho thấy ong bắp cày phương Đông có khả năng chịu nồng độ cồn rất cao, thậm chí lớn hơn bất kỳ loài động vật nào khác.

Đăng ngày: 28/10/2024
Nghiên cứu mới gây sốc: Muỗi đực cũng có thể hút máu!

Nghiên cứu mới gây sốc: Muỗi đực cũng có thể hút máu!

Một nghiên cứu mới đã làm đảo lộn quan niệm truyền thống cho rằng chỉ có muỗi cái mới hút máu và truyền bệnh.

Đăng ngày: 26/10/2024
Chuyện gì xảy ra nếu cây xanh không còn hấp thụ CO2?

Chuyện gì xảy ra nếu cây xanh không còn hấp thụ CO2?

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, cây xanh đang phải vật lộn để hấp thụ CO2, dẫn đến lượng khí thải tăng vọt.

Đăng ngày: 23/10/2024
Nấm - Những

Nấm - Những "kiến trúc sư" thầm lặng của tự nhiên

Chỉ cần dạo bước qua một khu rừng ở nước Mỹ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc nấm với đủ hình dạng, kích thước và màu sắc kỳ lạ.

Đăng ngày: 22/10/2024
Từ

Từ "quái vật" đến "báu vật": Loài kinh dị này đang giúp nhiều người hốt bạc

Loài này thường gây hại cho một số cây trồng, là kẻ thù bị nhiều nông dân Việt ghét bỏ.

Đăng ngày: 21/10/2024
Trung Quốc phát hiện loài hoa lan mới trong môi trường sống của gấu trúc khổng lồ

Trung Quốc phát hiện loài hoa lan mới trong môi trường sống của gấu trúc khổng lồ

Mới đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện một loài lan mới sinh trưởng trong môi trường sống của gấu trúc khổng lồ ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam nước này.

Đăng ngày: 20/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News