Pháo đài La Mã cổ đại: Kiến trúc thẳng góc hoàn hảo với Mặt trời

Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Politecnico di Torino ở Italy đã có một phát hiện kinh ngạc. Đó là công trình pháo đài La Mã cổ đại Hardknott ở Anh Quốc ngày nay: cửa của chúng được sắp xếp để ánh sáng mặt trời vào ngày hạ chí và đông chí tạo nên một hiệu ứng ánh sáng đáng kinh ngạc, từ đó kỷ niệm ngày ngắn nhất và ngày dài nhất của năm, đồng thời thể hiện sự tôn kính đến các vị Thần của mặt trời và bầu trời.

Khám phá kiến trúc độc đáo của pháo đài La Mã cổ đại Hardknott

Pháo đài La Mã cổ đại: Kiến trúc thẳng góc hoàn hảo với Mặt trời

Pháo đài hình vuông cổ kính này đã làm rất nhiều các nhà khoa học kinh ngạc. Trong nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Philica, các nhà nghiên cứu tiết lộ người La Mã thiết kế và xây dựng pháo đài này sao cho vào ngày hạ chí Mặt trời sẽ sắp hàng với các cánh cửa ở hướng đông bắc và tây nam, phản chiếu ánh sáng đến hai hướng còn lại, còn vào ngày đông chí phần đông nam và tây bắc sẽ rọi sáng.

Độ chính xác của pháo đài phòng thủ, xây dựng vào thời kỳ trị vì của hoàng đế Hadrian, hoàn hảo đến nỗi các nhà khoa học phải sử dụng phần mềm đặc biệt để tính các góc tạo nên bởi ánh sáng mặt trời vào những ngày hạ chí, đông chí. Điều đáng ngạc nhiên là những kỹ sư người La Mã này có thể thực hiện những phép tính toán và xây dựng công trình phòng thủ này khi không có các công cụ kỹ thuật hiện đại ngày nay.

Kiến trúc cổ đại này được quân lính và nhân công La Mã xây dựng vào khoảng năm 138 SCN, và giống với rất nhiều công trình khác ở Anh Quốc, hoàng đế Hadrian đã hạ lệnh xây dựng công trình này. Mặc dù pháo đài đã bị hủy hoại nghiêm trọng và giờ chỉ còn là một đống tàn tích, nhưng trong thời huy hoàng công trình La Mã cổ đại này có thể chứa 500 binh lính và nhân công La Mã.

Hoàng đế Hadrian là một vị Hoàng đế La Mã rất thú vị. Thực ra ông là hoàng đế La Mã đầu tiên tuyên bố mình bị đồng tính. Ông là một hoàng đế được công chúng yêu quý mặc dù quãng thời gian trị vì của ông tràn ngập các điểm bất thường.

Trường thành Hadrian là một trong những công trình nổi tiếng nhất của Đế quốc La Mã ở Anh; bức tường này có chiều dài ban đầu lên đến 117,5 km trong khi bề rộng bức tường phụ thuộc chủ yếu vào các vật liệu xây dựng sẵn có ở khu vực lân cận. Quá trình thi công bức tường thành được triển khai vào năm 122 SCN, và cơ bản được hoàn hiện trong 6 năm sau đó.

Pháo đài La Mã cổ đại: Kiến trúc thẳng góc hoàn hảo với Mặt trời
Phần tàn dư của Trường thành Hadrian. (Ảnh: Panoramio)

Pháo đài này đã được thêm vào danh sách các công trình thể hiện độ chính xác đến hoàn hảo với Mặt trời. Mặc dù lịch sử đã cho chúng ta thấy những người La Mã cổ đại là những kiến trúc sư và kỹ sử tài hoa, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn gặp khó khăn trong việc giải thích cách thức những nhà xây dựng cổ đại sắp đặt vị trí những công trình này với một độ chính xác đến như vậy, một độ chính xác mà con người chúng ta ngày nay phải cần đến sự hỗ trợ của mô phỏng máy tính và tầm nhìn vùng đồng bằng từ trên cao.

Tại sao những người xây dựng lại bỏ nhiều công sức sắp đặt vị trí pháo đài cổ đại theo một cách thức bí ẩn đến vậy. Mặc dù các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng công trình này là để tỏ lòng kính trọng đến các vị Thần Mặt trời và bầu trời, nhưng bí ẩn hơn nữa là “làm thế nào”. Giống như các nền văn hóa khác trước La Mã, các tòa nhà đã được sắp đặt theo những dạng thức kỳ lạ, tạo nên các hiệu ứng ánh sáng, tuân theo chuyển động của các vì sao, hành tinh và các thiên thể khác.

Pháo đài La Mã cổ đại: Kiến trúc thẳng góc hoàn hảo với Mặt trời
(Ảnh: Google Earth)

Những phát hiện như vậy mở ra rất nhiều câu hỏi về các xã hội cổ đại từng sinh sống trên Trái đất, ví như tại sao vô số kiến trúc được kiến lập theo vị trí và quỹ đạo chuyển động của các ngôi sao, họ thu thập các kiến thức này ở đâu và sau cùng, tại sao những công trình này được sắp đặt theo cách hiện nay, và quan trọng nhất là tại sao mô hình này được lặp lại ở rất nhiều nền văn hóa từ Trung Bộ châu Mỹ cho đến Châu Á, trên mỗi từng lục địa trên Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News