Phát hiện 11 thuộc địa ẩn giấu của chim cánh cụt
Nghiên cứu công bố hôm 5/8 cho thấy số lượng quần thể chim cánh cụt hoàng đế lớn hơn đáng kể so với suy nghĩ trước đây.
Dựa trên dữ liệu hình ảnh từ vệ tinh Copernicus Sentinel-2, các nhà khoa học từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BSA) đã báo cáo phát hiện thêm 11 thuộc địa của chim cánh cụt hoàng đế, nâng tổng số quần thể được biết đến trên toàn thế giới lên con số 61, tăng 20% so với trước đây.
Tuy nhiên, khám phá mới lại phơi bày một sự thật đáng buồn hơn vui, khi các quần thể đều cư trú trên ranh giới của môi trường sống đang bị thu hẹp. Hầu hết có quy mô quá nhỏ. Các nhà khoa học phải sử dụng hình ảnh độ phân giải cao từ không gian để theo dõi dấu vết phân chim mới có thể xác nhận sự tồn tại của chúng.
Chim cánh cụt hoàng đế dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. (Ảnh: Animals Desktop Nexus).
BSA ước tính 11 quần thể mới chỉ làm tăng từ 5 đến 10% số lượng chim cánh cụt hoàng đế trên toàn lục địa Nam Cực. Đáng lo ngại hơn là khu vực sinh sản của chúng ngày càng bị thu hẹp do băng tan. Nếu mọi thứ vẫn tiếp diễn như hiện tại, gần như tất cả các thuộc địa mới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ 21.
Quy mô của cộng đồng chim cánh cụt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chúng bởi trong mùa đông lạnh giá, các sinh vật cần rúc vào nhau để tránh gió và giữ ấm. Quần thể nhỏ còn đe dọa đến tỷ lệ sinh sản thành công khi chim cánh cụt cần tụ tập lại để ấp trứng và bảo vệ con non, do nhiệt độ có thể giảm xuống tới -40 độ C.
Một cuộc khảo sát vào năm ngoái của BAS cho thấy đàn chim cánh cụt hoàng đế lớn thứ hai trên Trái đất ở vịnh Halley, phía nam Cape Hope, đã trải qua một mùa sinh sản "thất bại thảm khốc" do môi trường sống của chúng bị thu hẹp.
Chim cánh cụt hoàng đế là loài chim cánh cụt cao nhất và nặng nhất. (Ảnh: Tribune).
Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) hiện là loài chim cánh cụt lớn nhất còn tồn tại trên Trái đất khi có thể phát triển tới chiều cao 122cm và nặng 22 - 45kg. Mặc dù chưa bị xếp vào nhóm động vật nguy cấp, tương lai của loài không mấy sáng sủa bởi chúng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu.
Chi tiết nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí sinh học Remote Sensing in Ecology and Conservation.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
