Phát hiện 110.000 loại virus RNA chưa từng thấy trước đây

Một nghiên cứu mới tiết lộ các nhà khoa học đã xác định được khoảng 110.000 loại virus RNA chưa từng thấy trước đây.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra các nhóm virus RNA mới và lây nhiễm đa dạng vi khuẩn.


Ảnh minh họa virus RNA - (Ảnh: ISTOCK)

Nghiên cứu mới phát hiện làm tăng gấp 9 lần số lượng virus RNA được biết đến.

Các chuyên gia cũng phát hiện ra các gene chưa từng thấy trước đây trong bất kỳ loại virus RNA nào. Chúng chỉ được phát hiện trong virus DNA hoặc sự sống của tế bào.

Virus RNA là những loại có vật chất di truyền là RNA (axit ribonucleic) - một hợp chất có trong tất cả các tế bào sống có cấu trúc tương tự như DNA.

Chúng bao gồm virus corona và virus cúm, cũng như virus sốt xuất huyết và virus West Nile (một loại virus RNA sợi đơn gây ra bệnh sốt phía Tây sông Nile).

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện mới nhất có thể hỗ trợ phát triển các phương pháp điều trị chống lại mầm bệnh kháng kháng sinh, cũng như phòng vệ chống lại vi khuẩn, nấm và sâu bệnh có hại cho nông nghiệp.

Ông Uri Gophna thuộc khoa khoa học đời sống tại Trường Y sinh và nghiên cứu ung thư Shmunis (Đại học Tel Aviv, Israel) nói với báo Newsweek: "Gần như tất cả các loại virus RNA được nghiên cứu cho đến nay đều là mầm bệnh đối với sức khỏe con người và nông nghiệp".

Nhóm nghiên cứu quốc tế đã phân tích dữ liệu từ hơn 100 phòng thí nghiệm trên thế giới tạo ra vào những thời điểm khác nhau, môi trường khác nhau.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được khoảng 110.000 loại virus RNA chưa từng được biết trước đây, thậm chí còn xác định được những sinh vật mà chúng có khả năng lây nhiễm.

Ông Gophna cho biết mặc dù một số loại virus có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh, nhưng phần lớn không gây hại.

Ngược lại, việc tiếp cận với nhiều loại virus lây nhiễm mới có thể cung cấp cho chúng ta một kho vũ khí trong tương lai chống lại mầm bệnh kháng kháng sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loại rau

Loại rau "chân dài mỹ nữ", thế giới chỉ có Việt Nam và Trung Quốc trồng để ăn

Loại rau này từ khi xuất hiện đã trải qua rất nhiều biến cố, từng bị người Trung Quốc xưa coi là "tai họa", nhưng khi vô tình nếm thử, người ta mới thấy được sự tuyệt vời của nó.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News