Phát hiện 15 xác ướp chim ưng không đầu trong ngôi đền Ai Cập cổ đại
Khi khai quật một ngôi đền Ai Cập cổ đại tại thành phố Berenike, các nhà khảo cổ đã phát hiện 15 xác ướp chim ưng nhưng không có đầu.
Xác ướp chim ưng được tìm thấy ở Ai Cập. (Ảnh: Creative Commons).
Nhóm nhà khảo cổ Tây Ban Nha và Ba Lan đã công bố những phát hiện của họ trong khuôn khổ dự án khảo cổ Sikait tại Berenike trên tạp chí American Journal of Archaeology.
Báo cáo cung cấp thông tin chi tiết ngôi đền mới Ai Cập cổ đại được khai quật có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI. Các chuyên gia đã tìm thấy 15 xác ướp chim ưng chôn xung quanh một cái bệ, hầu hết chúng đều không có đầu. Vì vậy, họ đặt tên cho ngôi đền là “Đền Chim ưng”.
“Đền Chim ưng” nằm trong Khu phức hợp phía Bắc, một trong những tòa nhà quan trọng nhất của thành phố Berenike cổ đại. Berenike là một cảng biển cổ đại đã bị bỏ hoang từ lâu trên bờ Biển Đỏ giáp với sa mạc phía Đông của Ai Cập.
Các chuyên gia đã tìm thấy 15 xác ướp chim ưng không có đầu chôn xung quanh một cái bệ.
Cơ đốc giáo đã trở thành tôn giáo chính thức được công nhận ở tất cả các vùng Đế chế La Mã, bao gồm cả Ai Cập. Tuy nhiên, “Đền Chim ưng” được xây dựng bởi người Blemmyes, một dân tộc du mục đã thành lập vương quốc của riêng họ ở Lower Nubia (miền nam Ai Cập và Sudan) vào cuối thế kỷ thứ IV.
Thể hiện tinh thần độc lập, Blemmyes vẫn trung thành với các truyền thống tôn giáo cổ đại và bảo tồn hệ thống tín ngưỡng siêu hình, trái ngược với tín ngưỡng La Mã hậu thế kỷ thứ IV.
Việc phát hiện ra ngôi đền của họ ở Berenike cho thấy Blemmyes có sự hiện diện đủ mạnh trong vùng đất La Mã để tôn sùng bất kỳ loại tôn giáo nào họ muốn, bất chấp mọi lệnh cấm có thể được ban hành từ thủ đô La Mã xa xôi.
Những khám phá trước đây ở Thung lũng sông Nile, Ai Cập cho thấy chim ưng được thờ phụng trong thời cổ đại. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học phát hiện ra một nhóm xác ướp chim ưng được chôn cùng nhau bên trong một ngôi đền.
Ví dụ về xác ướp chim ưng. (Ảnh: Ancient Origins).
Cùng với 15 xác ướp chim ưng, các nhà khảo cổ còn khai quật được một bộ sưu tập trứng chim ưng chưa vỡ. Khám phá này thực sự chưa từng có tiền lệ.
Giới chuyên gia nhận định điều này tiết lộ một nghi lễ chưa từng được biết đến của dân tộc du mục Blemmyes. Nghi lễ này có thể liên quan đến việc thờ cúng thần Khonsu (thần Mặt trăng của Ai Cập), vị thần thường được miêu tả có đầu chim ưng, thân người.
Một phát hiện đáng chú ý được tìm thấy trong số những đồ tạo tác của ngôi đền là tấm bia có dòng chữ “Luộc đầu ở đây là sai trái”. Lời thông báo này đề cập đến việc luộc đầu của những con vật được tìm thấy trong ngôi đền, một hành động bị coi là phạm tội.
Tấm bia được tìm thấy trong số những đồ tạo tác của ngôi đền. (Ảnh: Ancient Origins).
Giáo sư Joan Oller Guzmán, trưởng dự án Sikait, cho biết: “Tất cả những yếu tố này chỉ ra các hoạt động nghi lễ căng thẳng kết hợp truyền thống Ai Cập với những đóng góp của dân tộc Blemmyes.
Các nghi lễ này được duy trì bởi một cơ sở thần học có thể liên quan đến việc thờ cúng thần Khonsu (thần Mặt trăng của Ai Cập). Những khám phá này giúp chúng ta mở rộng kiến thức về Blemmyes, những người bán du mục sống ở sa mạc phía Đông trong thời kỳ Đế chế La Mã suy tàn”.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
