Phát hiện 2 hành tinh "có thể có sự sống" ngoài Hệ Mặt Trời

Các nhà khoa học đã phát hiện 2 hành tinh, xoay quanh một sao lùn trắng, có khả năng có điều kiện cho sự sống. Các hành tinh này có thể chứa nước và nguồn cung cấp nhiệt.

Trong nghiên cứu sắp công bố, các nhà khoa học cho biết họ đã phát hiện hai hành tinh d và e trong hệ hành tinh Trappist-1 là hai hành tinh có khả năng "có sự sống", mở ra thêm hy vọng cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất và ngoài Hệ Mặt Trời.

Năm 2017, NASA đã công bố việc họ phát hiện ra hệ 7 hành tinh "tương tự Trái Đất" quay quanh sao lùn trắng Trappist-1. Đây được xem là phát động chấn động vì các nhà khoa học chưa từng phát hiện được nhiều hành tinh tương tự Trái Đất đến thế chỉ trong một hệ hành tinh, cũng chưa từng thấy một vùng không gian nào mà nhiệt độ cực điểm không làm triệt tiêu sự sống như vậy. Hệ hành tinh Trappist-1 nằm cách Trái Đất 3,9 năm ánh sáng.


Mô phỏng hệ hành tinh Trappist-1 với 7 hành tinh được ký hiệu từ b đến h. (Đồ họa: NASA/JPL-Caltech).

Phát hiện năm 2017 dẫn đến hy vọng rằng có nhiều hành tinh với bề mặt đá và lớn như Trái Đất trong Dải Ngân Hà.

Tiến sĩ Amy Barr của Viện Khoa học Hành tinh (Mỹ) đã cùng các đồng nghiệp tại Hungary xây dựng mô hình toán học của 7 hành tinh này và kết cấu bên trong chúng. Họ phát hiện 6 trong số 7 hành tinh có thể có nước, ở dạng lỏng hoặc băng. Trong đó, một hành tinh có thể có biển. Họ cũng mô phỏng quỹ đạo của các hành tinh để tính nhiệt độ bề mặt của chúng.

"Đó là một trong những động lực của nghiên cứu này", Barr nói với Guardian. "Các hành tinh còn nằm trên một quỹ đạo rất kỳ dị, trông như hình quả trứng. Mỗi lần hành tinh quay quanh ngôi sao, nó bị căng ra hoặc ép vào".

Io, vệ tinh của Sao Mộc, cũng chịu lực kéo - đẩy tương tự như vậy và tạo ra "nhiệt thủy triều". Bề mặt của Io xẻ ra bởi những núi lửa phun trào, các dòng dung nham, các vết sẹo và lòng chảo. Barr nói rằng những lực tác động tương tự có lẽ cũng tồn tại trong hệ hành tinh Trappist-1.

"Các hành tinh có sự chà xát riêng bên trong nó, các lực kéo căng và ép vào đã tạo ra sức nóng ở bên trong", ông nói.


Hình ảnh mô phỏng bề mặt hành tinh Trappist-1d. (Ảnh: NASA).

Hai hành tinh Trappist-1d và Trappist-1e là hai hành tinh có nhiệt độ "hợp lý". Hành tinh Trappist-1d có nhiệt độ khoảng 15 độ C trong khi hành tinh Trappist-1e thấp hơn. "Nhiệt độ anh có là ngang với Nam Cực, nhưng vẫn hợp lý (cho sự sống)".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News