Phát hiện 2 ngôi sao song sinh đang được "ấp" trong đĩa vật chất
Cặp ngôi sao quan sát được đang hình thành nhờ sự bồi tụ năng lượng từ các đĩa vật chất có kích thước khổng lồ bao quanh.
CNN hôm 5/10 cho biết hai ngôi sao đang hình thành nằm cách Trái Đất khoảng từ 600-700 năm ánh sáng. Hai ngôi sao được bao quanh bởi những vòng tròn gọi là đĩa vật chất, gồm khí và bụi, giúp nuôi dưỡng sự hình thành và phát triển của hai ngôi sao.
"Kích thước của mỗi đĩa vật chất tương đương với kích thước vành đai tiểu hành tinh trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, khoảng cách giữa chúng thì gấp 28 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất", Felipe Alves, chuyên gia từ Viện Vật lý vũ trụ Max Planck, cho biết.
Hình ảnh thu được về cặp sao song sinh đang hình thành. (Ảnh: CNN).
Các nhà khoa học cho biết hai đĩa vật chất được bao quanh bởi một đĩa lớn hơn giúp tạo ra hình dạng xoắn như chiếc bánh quy của chúng. Chiếc đĩa lớn hơn này có khối lượng tương đương 80 lần sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời.
Chiếc đĩa lớn bao quanh ngoài cùng là nguồn năng lượng đầu tiên cung cấp cho hai ngôi sao. Sau khi hấp thụ hết năng lượng từ đĩa lớn này, mỗi ngôi sao sẽ hấp thụ năng lượng từ đĩa vật chất riêng bao quanh mình.
"Cuối cùng thì chúng tôi cũng mô phỏng được hệ thống lưỡng sao phức tạp, với hệ thống sợi năng lượng kết nối chúng với các đĩa vật chất nơi chúng được sinh ra. Kết quả này giúp giới hạn các mô hình về sự hình thành của sao", Paola Caselli, Giám đốc điều hành Viện Max Planck, cho biết.
Để quan sát được các ngôi sao, nhóm nhà thiên văn học quốc tế đã sử dụng hệ thống kính viễn vọng vô tuyến Atacama ở Chile.
Hai ngôi sao quan sát được là những ngôi sao trẻ nhất được tìm thấy tại Tinh vân tối Barnard 59. Đây được gọi là Tinh vân tối bởi chúng có những đám bụi dày tới mức che phủ ánh sáng phát ra từng các ngôi sao. Trước đó, các nhà thiên văn học cho rằng không có ngôi sao nào tồn tại ở khu vực này.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.
