Phát hiện 2 "siêu Trái đất" gần địa cầu
Sử dụng vệ tinh TESS của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), một đội ngũ các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện hai "siêu Trái đất" đang xoay quanh các sao lùn đỏ gần Hệ Mặt trời.
Theo báo cáo trên arXiv, đội ngũ các nhà thiên văn học do nghiên cứu sinh tiến sĩ Mourad Ghachoui của Đại học Liège (Bỉ) dẫn đầu đã xác nhận sự tồn tại của hai "siêu Trái đất" nhờ TESS.
Sao lùn đỏ TOI 6002 theo danh mục của Stellar Catalog. (Ảnh: STELLARCATALOG).
TESS đang thực hiện cuộc khảo sát khoảng 200.000 sao sáng nhất gần mặt trời với mục tiêu tìm kiếm những hành tinh đi ngang sao trung tâm. Cho đến nay, sứ mệnh của NASA tìm được hơn 7.200 ứng viên hành tinh ngoài mặt trời, trong số này 543 trường hợp được xác nhận là hành tinh.
Nhóm của chuyên gia Ghachoui phát hiện tín hiệu cho thấy có hành tinh đi ngang hai sao lùn đỏ cấp M tên lần lượt là TOI-6002 và TOI-5713.
TOI 6002 cách Hệ Mặt trời khoảng 105 năm ánh sáng, với khối lượng bằng 24% mặt trời. Còn TOI 5713 cách Hệ Mặt trời 134 năm ánh sáng, với khối lượng bằng 27% mặt trời. Hai sao lùn đỏ cấp M này đều có ít nhất 1 hành tinh xoay quanh.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận hành tinh của sao TOI 6002 là TOI-6002 b có bán kính lớn gấp Trái đất 1,65 lần và khối lượng lớn gần gấp 4 lần. Hành tinh mất 10,9 ngày để hoàn tất vòng quay quanh sao trung tâm.
Về phần hành tinh TOI-5713 b của sao TOI 5713, hành tinh lớn hơn Trái đất khoảng 77% và khối lượng ước tính gấp 4,3 lần địa cầu. TOI-5713 b mất 10,44 ngày để xoay quanh sao trung tâm.
Các tác giả báo cáo xếp hai hành tinh mới phát hiện vào danh sách "siêu Trái đất". Đây là nhóm các hành tinh lớn hơn địa cầu nhưng chưa đến kích thước của sao Hải vương.
Họ cũng chưa xác định được kết cấu chính xác của hai hành tinh, cho hay chúng có thể là những thế giới đá hoặc thế giới nước.
Đội ngũ các nhà thiên văn học kết luận cả TOI-6002 b và TOI-5713 b đều là mục tiêu thú vị cho các nghiên cứu tương lai nhằm tìm hiểu sự tiến hóa của những hành tinh phát triển từ dạng như sao Kim nhưng vẫn có khả năng dung dưỡng sự sống.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ
Một chuẩn tinh mới phát hiện phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát, đó còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.
