Phát hiện 3 hệ hành tinh lồng vào nhau, có dấu hiệu sự sống

Ba hệ thống hành tinh đang hình thành quanh 2 ngôi sao đôi SVS 13 đang làm giới khoa học bối rối và thú vị bởi kết cấu và dấu hiệu của các khối xây dựng sự sống.

SVS 13 nằm cách chúng ta 980 năm ánh sáng với các cấu trúc khí và bụi phức tạp xung quanh, mà theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà thiên văn Ana Karla Díaz-Rodríguez từ Viện Vật lý thiên văn Andalusia (IAA-CSIC, Tây Ban Nha) và Trung tâm Khu vực ALMA thuộc Đại học Manchester (Anh), là những đĩa tiền hành tinh.


Cặp sao đôi với 3 hệ hành tinh đang thành hình - (Ảnh đồ họa từ ESO).

Không phải 1 mà có tới 3 đĩa tiền hành tinh với những hành tinh non trẻ đang dần hình thành xung quanh 2 "Mặt trời" này: mỗi ngôi sao sở hữu riêng một hệ hành tinh, thêm vào đó là một hệ hành tinh lớn hơn đang hình thành quanh cả 2 ngôi sao.

Trước đây người ta cho rằng hệ sao đôi tạo ra một môi trường phức tạp hơn về trọng trường, thù địch hơn với quá trình hình thành hành tinh, nhưng có lẽ SVS 13 đem đến bằng chứng trái ngược, theo Science Alert.

SVS 13 nằm trong một đám mây phân tử hình thành sao là Perseus, rất trẻ và có nhiều điều kiện đề tạo ra các thế giới mới. Cả hai ngôi sao có khối lượng tương đương Mặt Trời, được khóa vào nhau với quỹ đạo chỉ cách 90 đơn vị thiên văn (90 lần khoảng cách Mặt Trời - Trái đất).

Dữ liệu 30 năm quan sát của nhóm nghiên cứu còn cho thấy dấu hiệu của các phân tử hữu cơ phức tạp - tiền thân của các khối xây dựng sự sống - đang lang thang trong các đĩa tiền hành tinh.

Điều đó cho thấy một sự kiện giống với quá khứ giả thuyết của Trái đất: mầm sự sống có sẵn trong đĩa tiền hành tinh, chỉ đợi đáp xuống các hành tinh non trẻ nằm ở vị trí phù hợp trong vùng sự sống của các ngôi sao. Vì vậy việc nghiên cứu các hệ hành tinh này có thể giúp giải đáp nhiều bí ẩn về chính chúng ta.

Bài nghiên cứu vừa được phê duyệt bởi The Astrophysical Journal, sẽ được công bố trong số sắp tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News