Phát hiện ba ngoại hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất
Các ngoại hành tinh quay xung quanh hai ngôi sao lùn đỏ K2-239 và K2-240, được phát hiện bằng tàu vũ trụ Kepler của NASA.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, dẫn đầu bởi Giáo sư Javier de Cos từ Đại học Oviedo và nhà vật lý học thiên thể Rafael Rebolo từ Viện Astrofísica de Canarias (IAC) của Tây Ban Nha hôm qua công bố phát hiện hai hệ hành tinh mới. Một trong số đó chứa ba ngoại hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất, theo Science Daily.
Hai hệ hành tinh mới lần lượt được đặt tên là K2-239 và K2-240.
Các hành tinh được phát hiện bởi tàu vũ trụ Kepler của NASA, bằng cách theo dõi phần ánh sáng bị che khuất của ngôi sao chủ khi hành tinh đi qua vùng sáng của ngôi sao này. Hai hệ hành tinh mới lần lượt được đặt tên là K2-239 và K2-240.
Trong đó, K2-239 chứa ít nhất ba hành tinh đá có kích thước tương đương Trái Đất. Hệ hành tinh này nằm trong chòm sao Lục Phân Nghi (Sextant) cách Mặt Trời khoảng 160 năm ánh sáng. Theo công bố trên tạp chí Royal Astronomical Society, ba hành tinh lần lượt có bán kính bằng 1,1, 1,0 và 1,1 lần bán kính Trái Đất và quay một vòng xung quanh ngôi sao chủ trong 5,2, 7,8 và 10,1 ngày.
Hệ hành tinh còn lại chứa hai hành tinh lớn gấp đôi Trái Đất, quay quanh ngôi sao lùn đỏ K2-240. Nhóm nghiên cứu ước tính tất cả ngoại hành tinh quay quanh hai ngôi sao K2-239 và K2-240 đều có nhiệt độ cao gấp 10 lần so với Trái Đất, do chúng có quỹ đạo rất gần ngôi sao chủ và nhận được lượng bức xạ lớn.
Trong thời gian tới, các nhà khoa học dự định sử dụng kính thiên văn không gian James Webb (dự kiến được phóng lên vào tháng 5/2020) và các thiết bị quan sát quang phổ mới để nghiên cứu thành phần khí quyển và xác định khối lượng, mật độ, cũng như tính chất vật lý của các ngoại hành tinh mới được phát hiện này.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
