Phát hiện bằng chứng nước từng chảy trên sao Hỏa
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy sỏi trên sao Hỏa. Đây là bằng chứng cho thấy các dòng suối đã từng chảy trên hành tinh đỏ.
>>> Video "độc" về hoạt động của tàu thám hiểm sao Hỏa
Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện thấy những viên sỏi hình tròn trên sao Hỏa. Các nhà khoa học cho biết sỏi chỉ được hình thành khi chúng được nước cuốn đi qua một khoảng cách dài. Điều này chứng tỏ các dòng suối đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
Những viên đá tròn trông như sỏi trên sao Hỏa.
Tiến sĩ Dawn Sumner, một nhà địa chất học tại trường đại học California (Mỹ), cho biết các viên sỏi vừa được tàu thăm dò Curiosity phát hiện được hình thành cách đây hơn 2 tỷ năm. Điều kiện trên sao Hỏa tại thời điểm sỏi hình thành khác hoàn toàn so với điều kiện khô và lạnh trên hành tinh đỏ hiện nay.
“Những viên sỏi cổ đại cho thấy rằng các dòng nước dạng lỏng đã từng chảy trên bề mặt của sao Hỏa. Phát hiện này cũng cho thấy khả năng môi trường phù hợp với sự sống có thể đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ”, các nhà khoa học của NASA nhận định.
Trong một nghiên cứu khác liên quan tới khám phá sao Hỏa, các phi hành gia được cảnh báo có thể bị ảnh hưởng bởi phóng xạ nếu muốn tiếp cận gần bề mặt hành tinh đỏ trong các sứ mệnh trong tương lai. Cảnh báo được các nhà khoa học đưa ra sau khi họ phân tích các dự liệu do thiết bị đo phóng xạ (RAD) trên tàu thăm dò Curiosity.
“Mức phóng xạ trên sao Hỏa tương tự như khi chụp CT toàn cơ thể 5 đến 6 ngày/tuần. Vì thế việc hiểu rõ môi trường phóng xạ trong tàu vũ trụ chở người lên sao Hỏa và các địa điểm khác trong không gian có ý nghĩa rất quan trọng tới sự thành công của các sứ mệnh thám hiểm không gian”, tiến sĩ Cary Zeitlin, thuộc Viện nghiên cứu Southwest (Mỹ), cho biết.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
