Phát hiện bất ngờ về những “trái tim tử thần” của vũ trụ

Một cơ chế điều hòa tương tự như hoạt động của tim và phổi trong cơ thể người đã ngăn các thiên hà trong vũ trụ hóa "thây ma".

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society đã tìm cách giải thích vì sao các thiên hà trong vũ trụ chỉ có thể phát triển đến một kích thước nhất định, không thể trở nên quá khổng lồ như các lý thuyết thiên văn cho phép.

Và họ đã tìm ra lời giải thích bên trong các "trái tim tử thần" của các thiên hà, tức lỗ đen "quái vật".

Phát hiện bất ngờ về những “trái tim tử thần” của vũ trụ
Một lỗ đen quái vật đang phun các luồng phản lực mạnh mẽ khắp vũ trụ, thứ có thể lan tỏa khắp thiên hà - (Ảnh: ESO).

Lỗ đen quái vật ở trung tâm thiên hà là dạng lỗ đen lớn nhất, khủng khiếp nhất trong vũ trụ, to hơn các lỗ đen khối lượng trung gian rất nhiều. Còn các lỗ đen khối lượng sao chắc chắn chỉ là hạt cát so với chúng.

Lỗ đen quái vật khiến một vùng không gian rộng lớn quanh chúng biến thành tử địa, với bức xạ nguy hiểm và cả nguy cơ bị nuốt chửng.

Thế nhưng nhóm nghiên cứu từ Đại học Kent (Anh) giờ đây phát hiện lỗ đen không chỉ là tử thần, mà còn là kẻ bảo vệ.

Chính nhờ những "trái tim tử thần" này mà vũ trụ không bị biến thành một thế giới đầy "thây ma".

Trong nghiên cứu mới, tác giả chính Carl Richards đã tạo ra các mô phỏng mới, chưa từng được thử nghiệm trước đây để nghiên cứu vai trò của các tia siêu thanh trong việc ức chế sự phát triển của thiên hà.

Các mô phỏng này cho thấy các xung từ lỗ đen quái vật có thể hoạt động giống như cơ hoành trong cơ thể con người, là loại cơ di chuyển bên trong khoang ngực để làm phồng và xẹp cả hai lá phổi.

Trong thiên hà, các xung này giúp năng lượng phản lực khủng khiếp từ lỗ đen được truyền đi rộng rãi vào môi trường xung quanh, làm chậm quá trình tích tụ và phát triển khí của thiên hà.

Quá trình này giúp điều hòa hoạt động thiên hà giống như tim và phổi điều hòa cơ thể, giúp nó, không lớn lên quá nhanh, từ đó chậm lão hóa hơn.

Như vậy, nhiều thế giới bên trong các thiên hà này có cơ hội sinh ra và phát triển trước khi thiên hà đó hết vòng đời và biến thành một "thây ma", tức loại thiên hà không còn quá trình hình thành sao.

Trên một phạm vi lớn hơn, nếu các "trái tim tử thần" không tồn tại giữa các thiên hà, vũ trụ sẽ già đi nhanh hơn nhiều so với hiện tại và tất cả những gì chúng ta thấy ngày nay là những thiên hà "thây ma" khổng lồ chứa đầy những ngôi sao chết và đang hấp hối.

Và có khi chúng ta không thể thấy, vì chính thiên hà Milky Way (Ngân Hà) chứa Trái đất cũng đã khá nhiều tuổi.

Nếu nó chết quá nhanh từ hàng tỉ năm trước, có khi Trái đất và cả Hệ Mặt trời chứa nó chẳng kịp ra đời, hoặc ít ra Trái đất không kịp tồn tại cho đến khi loài người hiện diện.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh

Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh

Nhân loại có thể sớm chạm tới bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh theo cách dễ dàng hơn chúng ta từng nghĩ.

Đăng ngày: 23/07/2024
Khó xác định hành tinh lớn nhất từng được phát hiện

Khó xác định hành tinh lớn nhất từng được phát hiện

Giới nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác hành tinh lớn nhất từng được ghi nhận do rất khó đo khối lượng, kích thước của hành tinh ngoài hệ.

Đăng ngày: 23/07/2024
Bức ảnh huyền thoại của phi hành gia cô đơn nhất lịch sử

Bức ảnh huyền thoại của phi hành gia cô đơn nhất lịch sử

Michael Collins chụp bức ảnh nổi tiếng trong nhiệm vụ Apollo cách đây 55 năm sau chuyến bay lịch sử quanh vùng tối Mặt trăng.

Đăng ngày: 23/07/2024
Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?

Vật thể nhân tạo nào có tốc độ nhanh nhất hiện nay?

Tàu thăm dò Mặt trời đã phá kỷ lục về vật thể nhanh nhất con người từng chế tạo.

Đăng ngày: 22/07/2024
Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu vũ trụ khôi phục sau khi bị thiên thạch đâm trúng

Tàu Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hoạt động trở lại sau khi chịu cuộc tấn công kép hiếm hoi từ thiên thạch và bão Mặt Trời.

Đăng ngày: 22/07/2024
Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Điều gì xảy ra nếu hố đen bay vào Hệ Mặt trời?

Nếu hố đen bay tới gần Trái đất, nó có thể khiến hành tinh nóng lên, đại dương bay hơi và sự sống không thể tồn tại.

Đăng ngày: 22/07/2024
“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

“Quái vật” nặng gấp 2 tỉ lần Mặt trời hiện về từ nơi vũ trụ bắt đầu

Sự xuất hiện không mong đợi của " quái vật" PJ308-21 trong dữ liệu của James Webb đã làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học lâu đời.

Đăng ngày: 21/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News