Lần đầu chụp được lỗ đen quái vật sinh ra "đàn con của sự sống"

Cảnh tượng ngoạn mục về một lỗ đen quái vật vừa được Kính viễn vọng không gian Hubble ghi lại ở một thiên hà lùn cách chúng ta 34 triệu năm ánh sáng.

Theo bài công bố vừa đăng tải trên Nature, lỗ đen quái vậy đã phun ra một luồng khí ion hóa khổng lồ, dài 500 năm ánh sáng từ trung tâm của nó với vận tóc khoảng 1,6 triệu km/giờ. Đó là một cơn bão lửa xuyên thẳng vào vườn ươm sao gần đó, kích thích hàng loạt ngôi sao ra đời nhanh chóng.


Lỗ đen quái vật đang góp phần sinh ra những vì sao - (Ảnh: NASA, ESA, Zachary Schutte, Amy Reines, Alyssa Pagan).

Lỗ đen quái vật này là trung tâm của thiên hà lùn Henize 2-10. Đây là lần đầu tiên giới thiên văn ghi lại được cảnh tượng lỗ đen của thiên hà lùn đang sinh ra các ngôi sao.

"Hubble đã cung cấp mọt bức tranh rõ ràng về liên hệ giữa lỗ đen và vùng hình thành sao lân cận, cách nó 230 năm ánh sáng" - nhà vật lý thiên văn Amy Reines từ Đại học Bang Motana (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo Live Science, các lỗ đen quái vật thường tạo ra các luồng khí nóng bỏng như vậy bằng cách hút vật chất từ các đám mây khí hoặc ngôi sao gần đó, sau đó bắn trả lại không gian dưới dạng plasma rực rửa, di chuyển với tốc độ ánh sáng. Luồng khí này tiếp xúc với các đám mây khí trong vùng hình thành sao và trở thành vườn ươm lý tưởng cho các ngôi sao.

Phát hiện gây bất ngờ, vì thứ tưởng chừng như là quái vật chết chóc của vũ trụ lại có vai trò quan trọng trong việc sinh ra những gì thuộc về sự sống: những ngôi sao mới, mà tương lai có thể thành mẹ của các hành tinh.

Theo NASA, để lỗ đen góp phần sinh ra các ngôi sao còn cần đến sự may mắn: luồng khí nó phóng ra cần vừa phải, vì nếu nóng quá thì sẽ khiến các đám mây khí mất khả năng hạ nhiệt, từ đó lại cản trở việc hình thành sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News