Trung Quốc sẽ phóng tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trong năm 2022
Một công ty tư nhân ở Trung Quốc sẽ phóng tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng đầu tiên của nước này trong năm nay.
Công ty tư nhân Trung Quốc Landspace đã hoàn thành lắp ráp giai đoạn đầu tiên 4 động cơ cho Zhuque-2 vào tháng 2/2021. (Ảnh: Landspace).
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, Zhuque-2 là tên lửa chạy bằng nhiên liệu ôxy và metan hoá lỏng do công ty tư nhân Landspace của Trung Quốc chế tạo. Đây là tên lửa mạnh nhất do công ty tư nhân phát triển và sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong năm 2022.
Zhuque-2 là tên lửa nhiên liệu lỏng 2 tầng đẩy, có đường kính 3,35 mét và cao 49,5 mét. Nó nặng 216 tấn và có lực đẩy 268 tấn. Tên lửa có thể đưa trọng tải 4 tấn vào quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời ở độ cao 500 km hoặc trọng tải 6 tấn vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp. Các nguồn tin cho biết nó cũng có khả năng đưa 2 xe thể thao đa dụng tiêu chuẩn vào vũ trụ cùng một lúc.
Nếu phóng thành công, Zhuque-2 sẽ trở thành tên lửa đầu tiên sử dụng công nghệ phóng bằng nhiên liệu ôxy và metan hoá lỏng ở Trung Quốc. Nó cũng sẽ trở thành tên lửa lỏng đầu tiên do một công ty tư nhân Trung Quốc phát triển đạt được thành tích này.
Trang web Spacenews.com có trụ sở tại Mỹ đã dẫn nguồn hình ảnh vệ tinh và các bài đăng trên mạng xã hội cho biết việc xây dựng cơ sở phóng cho Zhuque-2 đang được tiến hành trên một khu phức hợp mới ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc. Một nguồn tin thân cận với vấn đề này tiết lộ sứ mệnh sẽ thực hiện từ bãi phóng Jiuquan.
Trang web cũng cho biết việc phóng Zhuque-2 có thể được coi là dấu ấn cho thấy sự phát triển của lĩnh vực vũ trụ non trẻ của Trung Quốc.
Landspace từ chối tiết lộ lịch trình chính xác của sứ mệnh Zhuque-2, nhưng công ty cho biết có thể là trong năm nay. Theo các báo cáo trước đó, công ty đã hoàn thành giai đoạn lắp ráp 4 động cơ đầu tiên cho Zhuque-2 vào tháng 2/2021.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
