Phát hiện béo phì có quan hệ với nhiệt độ cơ thể

Theo kết quả nghiên cứu, nhiệt độ của những người béo phì có thể không thấp hơn những người gầy, đi ngược lại một lý thuyết về những gì có thể khiến một số người tăng trọng lượng.

Ý tưởng trên bắt nguồn từ thực tế rằng nhiệt độ cơ thể bên trong lạnh hơn sẽ đồng nghĩa với việc có ít hơi nóng hơn để đốt cháy calo. Điều này cũng đã được nghiên cứu trên cơ thể động vật.

Ông Jack Yanovski, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Phát triển con người và Sức khỏe trẻ em Mỹ đồng thời là người tham gia nghiên cứu trên cho biết: "Một số người nghĩ rằng, nhiệt độ có thể là nhân tố thể hiện quá trình trao đổi chất chậm chạp".

Nghiên cứu trước đó đã phát hiện, so với chuột bình thường, những con chuột béo phì bị biến đổi gen có nhiệt độ bên trong cơ thể thấp hơn đồng thời cũng có quá trình trao đổi chất chậm hơn và hay thèm ăn hơn. Tuy nhiên, ông Yanovski cho biết, ông và các đồng nghiệp không phát hiện bằng chứng nào chứng tỏ điều này trong nghiên cứu ở người.

Các chuyên gia đã tiến hành đối chiếu nhiệt độ trung bình bên trong cơ thể của một nhóm người trưởng thành bị béo phì với một nhóm gầy hơn. Các đối tượng thí nghiệm phải nuốt một thiết bị cảm ứng nhiệt để theo dõi nhiệt độ bên trong cơ thể trong vòng 24 giờ. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về nhiệt độ bên trong cơ thể của hai nhóm người trên, nhiệt độ trung bình của họ là 36,9 độ C.

Trong một thí nghiệm khác, thiết bị cảm ứng nhiệt tương tự đã được sử dụng để đo nhiệt độ bên trong cơ thể của 19 người béo phì và 11 người có cân nặng bình thường trong vòng 48 giờ. Các đối tượng phải ghi chép lại danh mục hoạt động trong khi tiến hành thí nghiệm. Một lần nữa cho thấy, không có sự khác biệt bất thường về nhiệt độ bên trong cơ thể của hai nhóm người này mặc dù thời gian thí nghiệm của họ dài gấp đôi của hai nhóm tham gia thí nghiệm trước đó.

Ông Yanovski cho rằng, không phải phần lớn các đối tượng béo phì mát hơn ở bên trong mà ở một số đối tượng béo phì nhất định, nhiệt độ bên trong có thể thấp hơn đã tác động phần nào tới trọng lượng cơ thể họ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News