Phát hiện binh khí trân quý của Tần Thủy Hoàng
Sử sách ghi chép rằng đời Tần, người Trung Quốc đã phát minh ra loại cung nỏ liên châu. Giai thoại cũng cho rằng lăng mộ Tần Thủy Hoàng có lắp đặt những máy bắn tên tự động. Nhưng tới ngày nay, người ta mới được tận thấy cung nỏ của thời Tần Thủy Hoàng.
>> Vũ khí chết chóc của binh đoàn đất nung lăng mộ Tần Thủy Hoàng
>> Bí ẩn về lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Cung nỏ liên châu thời Tần Thủy Hoàng
Theo Chinanews, hôm 19/3, các nhà khảo cổ tham gia khai quật tại quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã phát hiện ra hiện vật vô giá: một chiếc cung nỏ.
Kể từ khi khai quật địa cung của Tần Thủy Hoàng vào năm 2009 đến nay, đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm thấy loại binh khí này. Đáng nói hơn, chiếc cung nỏ được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn nhờ được bảo quản dưới lớp đất sâu.
“Tất cả các bộ phận của nỏ, từ dây cung, thân cung cho đến cơ quan trên nỏ đều rõ ràng và nguyên vẹn. Phần cánh cung dài 145cm; dây cung nằm trong khoảng 120cm – 130cm, bề ngoài nhẵn bóng, không phải hàng dệt thường. Sau khi phân tích kỹ càng, chúng tôi dự đoán nguyên liệu làm dây cung nhiều khả năng là gân động vật. Nỏ làm bằng đồng thau. Từ trước tới nay, chưa ai từng phát hiện chiếc cung nỏ này”, ông Thân Mậu Thịnh, người đứng đầu đoàn khảo cổ cho biết.
Cũng theo ông Thân Mậu Thịnh, phát hiện kể trên có ý nghĩa vô cùng lớn với giới sử học khi trước đó, họ chỉ biết về cung nỏ thời Tần qua sách sử. Hiện vật này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu phương pháp chế tạo cung nỏ thời Tần, hướng đến việc bảo tồn loại phương pháp này.
Chiếc cung nỏ sẽ được bảo tồn trong Viện Bảo tàng Lăng mộ Binh mã thời Tần sau khi hoàn tất các nghiên cứu.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Lực cắn của khủng long bạo chúa đáng sợ cỡ nào?
Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao khủng long bạo chúa có cơ hàm mạnh đến vậy. Sự khác biệt đến từ cấu trúc cơ và khớp hàm dưới của chúng.
