Phát hiện bốn loài cá mập biết đi mới

Các nhà sinh vật học tìm thấy bốn loài cá mập mới có khả năng đi bộ dưới đáy biển ở vùng biển nông ngoài khơi Australia và New Guinea.

Cá mập đã lang thang khắp các đại dương trên thế giới từ khoảng 400 triệu năm trước, sớm hơn rất nhiều so với khủng long. Trong khi một số loài hầu như không thay đổi, một số khác lại đang tiến hóa để thích nghi với sự thay đổi điều kiện môi trường sống. Cá mập biết đi là một ví dụ điển hình.

Phát hiện bốn loài cá mập biết đi mới
Cá mập Epaulette da báo (Hemiscyllium michaeli) sống ở vùng biển Milne Bay, phía đông Papua New Guinea. (Ảnh: CNN).

Trong nghiên cứu mới được công bố tuần này trên tạp chí Marine and Freshwater Research, các nhà khoa học cho biết đã tình cờ tìm thấy bốn loài cá mập biết đi mới trong lúc thu thập mẫu ADN của một loài cá mập khác. Tất cả được cho là đã phát triển khả năng đi bộ dưới đáy biển trong khoảng thời gian 9 triệu năm trở lại đây, trong đó, loài nhỏ nhất có thể chỉ bắt đầu tiến hóa từ hai triệu năm trước. 

"Điều này rất bất thường vì hầu hết cá mập tiến hóa chậm", Gavin Naylor, Giám đốc Chương trình nghiên cứu cá mập tại Đại học Florida, Mỹ nhấn mạnh. Chẳng hạn như loài cá mập sáu mang sống dưới biển sâu, chúng dường như bị mắc kẹt trong thời gian với những đặc điểm vật lý không thay đổi trong suốt 180 triệu năm qua.

"Phát hiện này chứng tỏ cá mập hiện đại có sức mạnh tiến hóa phi thường và khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường thay đổi", Mark Erdmann, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết thêm. Hemiscyllium michaeli, dài gần một mét, là một trong bốn loài cá mập biết đi mới được phát hiện. Chúng sử dụng vây ngực và vây bụng để đi bộ dưới đáy biển, thậm chí có thể bò lên các rạn san hô phía trên mặt nước khi thủy tiều rút. Khả năng này cho phép chúng luồn lách giữa các hồ thủy triều để bắt tôm, cua, cá nhỏ hay bất kỳ thứ gì mà chúng tìm thấy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện “sao biển Zombie” dưới lòng đại dương cảnh báo cho một hiểm họa khôn lường

Xuất hiện “sao biển Zombie” dưới lòng đại dương cảnh báo cho một hiểm họa khôn lường

Sở hữu hình dạng độc đáo cùng màu sắc sặc sỡ và những tuyệt chiêu săn mồi đáng gờm, nhưng loài sinh vật này đang dần biến mất và trở thành những con “zombie” chính hiệu.

Đăng ngày: 23/01/2020
Giải mã thành công bộ gene của loài mực khổng lồ bí ẩn

Giải mã thành công bộ gene của loài mực khổng lồ bí ẩn

Hình ảnh chân thực đầu tiên về loài mực khổng lồ bí ẩn được chụp vào năm 2005, song từ đó đến nay không có quá nhiều thông tin được tiết lộ về sinh vật thân mềm này.

Đăng ngày: 23/01/2020
Hawaii đóng cửa bãi biển vì sứa độc xâm nhập ồ ạt

Hawaii đóng cửa bãi biển vì sứa độc xâm nhập ồ ạt

Chính quyền địa phương quyết định đóng cửa bãi biển để giảm nguy cơ nhiễm nọc độc cho cư dân sau khi 30 người trở thành nạn nhân của sứa hộp.

Đăng ngày: 21/01/2020
Đại dương nóng lên tương đương mỗi người mở 100 lò vi sóng

Đại dương nóng lên tương đương mỗi người mở 100 lò vi sóng

Sức nóng ở các đại dương trên thế giới đã đạt mức kỷ lục mới vào năm 2019, cho thấy sự nóng lên "không thể chối cãi và tăng tốc" của hành tinh.

Đăng ngày: 16/01/2020
Ngư dân bắt được cá mú 50 tuổi khổng lồ ở Mỹ

Ngư dân bắt được cá mú 50 tuổi khổng lồ ở Mỹ

Một ngư dân đã câu được con cá mú nặng 159kg và được xác định khoảng 50 tuổi ở tây nam Florida, Mỹ. Đây là con cá già nhất từng được bắt ở đây.

Đăng ngày: 15/01/2020
Vì sao cá ngừ vây xanh ở Nhật có giá hàng triệu USD?

Vì sao cá ngừ vây xanh ở Nhật có giá hàng triệu USD?

Bên cạnh hàm lượng chất béo vượt trội, một lý do khác khiến thịt cá ngừ vây xanh có giá đắt đỏ là bởi chúng phải trải qua nhiều phiên đấu giá trước khi đến bàn ăn của thực khách.

Đăng ngày: 10/01/2020
Tôm hùm màu trắng triệu con mới có một

Tôm hùm màu trắng triệu con mới có một

Các ngư dân bắt được con tôm hùm bạch biến toàn thân trắng ngà ở vùng biển gần thị trấn Scarborough thuộc hạt Bắc Yorkshire hồi đầu tháng này.

Đăng ngày: 02/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News