Phát hiện bức tường vũ trụ dài 1,4 tỷ năm ánh sáng

Bản đồ vũ trụ 3D hé lộ một trong những cấu trúc lớn nhất từng được phát hiện là bức tường khổng lồ chứa hàng trăm nghìn thiên hà.

Phát hiện bức tường vũ trụ dài 1,4 tỷ năm ánh sáng
Phát hiện bức tường vũ trụ dài 1,4 tỷ năm ánh sángMô phỏng Bức tường Nam Cực. Ảnh: Live Science.

Bức tường Nam Cực không được phát hiện trước đây do phần lớn cấu trúc nằm phía sau dải Ngân Hà, cách nửa tỷ năm ánh sáng. Nó có kích thước tương đương Bức tường lớn Sloan, cấu trúc lớn thứ 6 trong vũ trụ, chuyên gia đồ họa vũ trụ ở Đại học

Các nhà thiên văn học từ lâu đã phát hiện những thiên hà không nằm phân tán ngẫn nhiên trong vũ trụ mà tạo thành cụm trong mạng lưới vũ trụ, được xâu chuỗi bởi sợi khí hydro khổng lồ giống như vòng cổ ngọc trai, bao quanh nhiều khoảng rỗng lớn, theo nhà nghiên cứu Daniel Pomarede, chuyên gia đồ họa vũ trụ ở Đại học Paris-Saclay, Pháp. Để lập bản đồ mới, Pomarede và cộng sự sử dụng kết quả khảo sát bầu trời để xem xét một khu vực gọi là Vùng thiên hà bị che khuất. Đây là khu vực phía nam bầu trời, nơi ánh sáng rực rỡ của dải Ngân Hà che đi những thứ ở phía sau và xung quanh nó.

Các nhà đồ họa vũ trụ thường xác định khoảng cách giữa những vật thể bằng dịch chuyển đỏ, tốc độ một vật thể rút ra xa Trái Đất do sự mở rộng của vũ trụ. Vật thể ở càng xa, nó càng rút ra xa Trái Đất nhanh hơn. Tuy nhiên, Pomarede và cộng sự sử dụng một kỹ thuật khác biệt đôi chút là dựa vào vận tốc riêng của thiên hà. Phương pháp này cũng bao gồm dịch chuyển đỏ nhưng cân nhắc cả chuyển động của những thiên hà xung quanh chịu tác động từ lực hấp dẫn của nhau.

Lợi thế của phương pháp trên là giúp phát hiện khối lượng ẩn giấu ảnh hưởng tới cách những thiên hà di chuyển và tìm ra vật chất tối, loại vật chất vô hình không phát ra ánh sáng nhưng tác động hấp dẫn tới bất cứ thứ gì ở gần. Thông qua chạy thuật toán theo chuyển động riêng của các cụm thiên hà, nhóm nghiên cứu có thể mô phỏng phân bố vật chất ba chiều ở bên trong và xung quanh Vùng thiên hà bị che khuất. Họ công bố chi tiết kết quả nghiên cứu trên tạp chí Astrophysical hôm 9/7. Bản đồ do nhóm nghiên cứu tạo ra hé lộ sự tồn tại của Bức tường Nam Cực nằm ở góc phía nam của bầu trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhận dạng siêu lỗ đen kép

Nhận dạng siêu lỗ đen kép

Phần lớn các thiên hà có siêu lỗ đen ở trung tâm. Một số lỗ đen có hoạt động bồi tụ vật chất mạnh, giải phóng lượng năng lượng khổng lồ vào không gian liên thiên hà.

Đăng ngày: 11/07/2020
Sự sống Trái đất có thể đến từ

Sự sống Trái đất có thể đến từ "xác sống không gian"

Các nhà khoa học đã xác định được dạng thiên thể có thể là nguồn cung cấp carbon, nguyên tố cốt lõi để tạo nên các khối xây dựng sự sống cho các hành tinh như Trái đất.

Đăng ngày: 11/07/2020
SpaceX có thể đưa tàu vũ trụ NASA tới sao Mộc

SpaceX có thể đưa tàu vũ trụ NASA tới sao Mộc

Dự thảo mới của quốc hội Mỹ sẽ mở ra cơ hội để SpaceX và các công ty tư nhân khác phóng tàu vũ trụ NASA vào không gian sâu.

Đăng ngày: 10/07/2020
Trung Quốc phát hiện vật chất kỳ lạ ở vùng tối của Mặt trăng

Trung Quốc phát hiện vật chất kỳ lạ ở vùng tối của Mặt trăng

Kết quả phân tích dữ liệu của robot tự hành Thỏ Ngọc 2 cho thấy hợp chất tìm thấy ở vùng tối của Mặt Trăng nhiều khả năng là đá tan chảy.

Đăng ngày: 09/07/2020
Ảnh chụp sao chổi rực sáng tuyệt đẹp từ trạm vũ trụ

Ảnh chụp sao chổi rực sáng tuyệt đẹp từ trạm vũ trụ

Phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh sao chổi NEOWISE cùng vệt đuôi dài nổi bật trên nền trời đen thẫm.

Đăng ngày: 09/07/2020
Kính viễn vọng chụp ảnh tiểu hành tinh

Kính viễn vọng chụp ảnh tiểu hành tinh "lao vào nhau"

Hai tiểu hành tinh di chuyển qua trước ống kính của kính viễn vọng không gian Hubble, tạo thành các vệt sáng trông như cắt nhau trong ảnh.

Đăng ngày: 09/07/2020
Phát hiện chuẩn tinh bí ẩn trong vũ trụ non trẻ

Phát hiện chuẩn tinh bí ẩn trong vũ trụ non trẻ

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện chuẩn tinh (quasar) ở rất xa trong vũ trụ khả kiến.

Đăng ngày: 09/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News