Phát hiện cá lai giữa hai loài "hóa thạch sống"
Con lai của cá tầm thìa Mỹ với cá tầm Nga có nhiều đặc điểm giống cá bố mẹ, gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu.
Thoạt nhìn, cá tầm thìa Mỹ và cá tầm Nga trông như hai loài cá khác biệt. Cá tầm Nga là động vật ăn thịt chuyên săn tìm loài giáp xác và cá nhỏ ở đáy sông, hồ và ven biển. Trong khi đó, cá tầm thìa Mỹ chuyên lọc nước tìm sinh vật phù du với phần mõm dài được bao phủ bởi hàng chục nghìn thụ thể cảm giác. Tuy nhiên, tinh trùng từ cá tầm thìa Mỹ và trứng của cá tầm Nga kết hợp với nhau trong phòng thí nghiệm, dẫn tới sự ra đời của một loài lai.
Con lai của hai loài cá nguy cấp. (Ảnh: New York Times).
Cá tầm và cá tầm thìa nằm trong số những loài cá nước ngọt phát triển chậm, sống lâu và lớn nhất trên Trái đất. Chúng cũng nằm trong số các loài cá nguy cấp nhất. Mất môi trường sống, đánh bắt quá mức và ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề tới cá tầm và cá tầm thìa trong thế kỷ qua. Đó là lý do Attila Mozsár, nghiên cứu sinh ở Viện Ngư nghiệp và Thủy sản tại Hungary và cộng sự tìm cách nhân giống hai loài cá này trong môi trường nuôi nhốt.
Năm ngoái, các nhà nghiên cứu tìm cách ứng dụng mẫu sinh (gynogenesis), kiểu sinh sản đòi hỏi sự hiện diện của các tế bào tinh trùng để kích thích phát triển tế bào trứng nhưng không ảnh hưởng tới ADN. Tuy nhiên, họ rất bất ngờ khi phát hiện tinh trùng cá tầm thìa thụ tinh thành công trên trứng cá tầm. "Chúng tôi không hề có ý định tạo loài lai. Điều đó hoàn toàn nằm ngoài dự kiến", Mozsár cho biết. Hàng trăm con cá lai nở ra từ những quả trứng và một tháng sau, hơn 2/3 trong số chúng vẫn còn sống. Tính đến nay, có khoảng 100 con cá lai sống sót.
Cả cá thìa Mỹ và cá tầm Nga đều được xem như "hóa thạch sống" do có nguồn gốc cổ đại. Tổ tiên chung gần nhất của chúng sống cùng thời với khủng long. Hai loài này tiến hóa độc lập ở hai đầu hành tinh trong hơn 184 triệu năm. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu cho rằng chúng phân hóa quá xa về mặt tiến hóa để có thể lai tạo.
Cá lai do nhóm nghiên cứu Hungary tạo ra thể hiện đặc điểm của cả hai loài. Dù tất cả đều có phần miệng và tính phàm ăn giống cá mẹ, một số có vây và mõm giống cá bố nhưng nhỏ hơn đôi chút. Sau khi tiến hành phân tích ADN 8 con cá lai, các nhà nghiên cứu tách chúng thành hai nhóm. Một nhóm có số lượng ADN từ cá mẹ nhiều gấp đôi nên trông giống cá tầm hơn cá tầm thìa. Nhóm còn lại nhận số lượng ADN gần như bằng nhau từ cá mẹ và cá bố và trông giống bản sao hoàn hảo của hai loài.
Việc lai tạo được hai loài chứng tỏ cá tầm thìa Mỹ và cá tầm Nga có nhiều điểm chung hơn so với suy đoán trước đây. Chúng đều có da trơn, ruột xoắn và bộ xương trong bằng sụn. Dù Mozsár và cộng sự dự định tiếp tục chăm sóc đàn cá lai, họ không có định tạo thêm bởi điều này sẽ đe dọa quần thể cá hoang dã.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.
