Phát hiện cặp khóa vàng 1.500 năm chạm khắc tinh xảo
Hai chiếc khóa vàng có đường kính khoảng 3,7cm, chạm khắc một vị thủ lĩnh đội vương miện và ngồi trên ngai vàng.
Khóa vàng khắc hình vị thủ lĩnh ngồi trên ngai vàng ở trung tâm. (Ảnh: Zainolla Samashev).
Các nhà khảo cổ Kazakhstan phát hiện hai chiếc khóa bằng vàng trong một ngôi mộ 1.500 năm tuổi với những miêu tả sớm nhất về một khagan hay thủ lĩnh của Gokturk - liên minh du mục gồm các dân tộc Turk, Live Science hôm 2/1 đưa tin. Hai tấm vàng khắc họa vị thủ lĩnh ngồi trên ngai vàng và xung quanh là những người hầu, theo Zainolla Samashev, nhà khảo cổ tại Viện Khảo cổ Kazakhstan, người đứng đầu nhóm khai quật.
Cặp khóa vàng được phát hiện tại Eleke Sazy, gần biên giới phía đông của Kazakhstan với Trung Quốc, Mông Cổ và vùng Siberia thuộc Nga. Samashev cùng các đồng nghiệp đã làm việc tại đây từ năm 2016.
Hầm mộ Gokturk từ thế kỷ 6 lưu giữ hài cốt của một quý tộc, nhiều khả năng là một hoàng tử hay tegin trong ngôn ngữ Turk. Đến thế kỷ 7, nơi chôn cất này đã phát triển thành một khu tưởng niệm linh thiêng để tôn thờ người đã khuất.
Hai tấm vàng được tìm thấy ở gian trung tâm của hầm mộ, nơi hoàng tử được hỏa táng. Quá trình hỏa táng cũng khiến một trong hai tấm vàng bị hư hại nặng. Với đường kính khoảng 3,7cm, cả hai rất có thể là một dạng khóa thắt lưng. Những chiếc khóa như vậy nhiều khả năng là biểu tượng quyền lực trong xã hội người Turk, có thể biểu thị rằng người đeo có địa vị cao.
Hai chiếc khóa được chạm khắc tinh xảo với hình ảnh khagan ở vị trí trung tâm, đầu đội vương miện và ngồi trên chiếc ngai vàng có hình hai con ngựa. Bên cạnh khagan là hai người hầu đang quỳ, dâng thức ăn trong đĩa và bát. Samashev cho biết, đây là những hình ảnh miêu tả cổ xưa nhất được xác nhận về một vị khagan của người Gokturk.
Nhóm nhà khoa học chưa rõ hai tấm vàng này có phải được vị hoàng tử đeo trên người hay không. Một khả năng khác là chúng thuộc về các hầu cận của hoàng tử, những người đã đặt chúng ở đây trong lễ hỏa táng như một cách tham gia vào nghi lễ linh thiêng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
