Phát hiện "cây ma cà rồng" đỏ như máu cực quý hiếm

Theo mô tả của các nhà khoa học, nó thực sự là một loại thực vật ký sinh rất hiếm, có vảy, quấn các sợi dây hút chất dinh dưỡng xung quanh rễ cây lân cận để tồn tại.

Được đặt tên là Langsdorffia, "cây ma cà rồng" sống trong rừng và thảo nguyên ở Trung, Nam Mỹ, Madagascar và Papa New Guinea. Chúng tạo ra những bông hoa màu đỏ tươi.

"Cây ma cà rồng" rất hiếm và thường sống "ẩn dật". Hoa của nó màu đỏ và có vảy, thường nở trong mùa khô để "ăn" các loại thực vật khác. Một số "món ăn" ưa thích của Langsdorffia là cây sung, cây xấu hổ, thậm chí là xương rồng.

Hiện các nhà khoa học đã phát hiện 4 loài thuộc chi Langsdorffia: L. hypogaea Mart., phổ biến khắp Trung và Nam Mỹ; L. malagasica, loài đặc hữu của Madagascar; L. papees Geesink ở Papua New Guinea; và L. heterotepala giới hạn ở một số ít các khu rừng ở phía nam và đông nam của Brazil.


Hình ảnh loài thực vật ký sinh còn được gọi là “cây ma cà rồng”.

Bốn loài Langsdorffia khác biệt hiện được biết đến là các loại thực vật holoparasitic không tự quang hợp. Thay vào đó, chúng sử dụng những chiếc vòi giống như xúc tu dưới lòng đất để lấy chất dinh dưỡng từ rễ của nhiều loài thực vật khác nhau, dựa vào vật chủ để sinh tồn.

Việc thiếu chất diệp lục dẫn đến một bông hoa đỏ như máu trông giống như một thứ gì đó đến từ đáy đại dương chứ không phải ở rừng. Tuy nhiên, rất may chúng không gây hại cho con người.

Mặc dù màu sắc hoa dễ nhận biết và hình dạng đặc trưng của chúng, ít người biết đến những cây ký sinh này. Có vẻ như sự nở rộ của Langsdorffia sẽ đi cùng với cái chết của các loài thực vật khác trong khu vực.

Tác dụng của những cây này đối với hệ sinh thái xung quanh vẫn chưa được khám phá. Điều này một phần là do Langsdorffia rất hiếm nên chưa có nghiên cứu kỹ. Bên cạnh đó là chúng chỉ được tìm thấy ở những địa điểm xa xôi và chỉ nở hoa trong điều kiện khô ráo.

Thật may mắn cho tất cả các loài thực vật trên thế giới vì loài cây "ma cà rồng" này chỉ xuất hiện với tần suất rất thấp nếu không sẽ có thêm nhiều nạn nhân của nó.


Chúng chỉ được tìm thấy ở những địa điểm xa xôi và chỉ nở hoa trong điều kiện khô ráo.

Tiến sĩ Chris Thorogood từ Khoa Khoa học Thực vật tại Vườn Bách thảo Đại học Oxford cho rằng nên đưa loại thực vật ký sinh này vào bộ sưu tập thực vật địa phương để mở rộng hiểu biết của chúng ta về hệ sinh thái của chúng.

Để thụ phấn, Langsdorffia tiết ra mật hoa ngọt ngào để thu hút các loài chim và côn trùng khác nhau đến hút mật của chúng trong điều kiện khô cằn của mùa khô. Bọ cánh cứng thường là loài thụ phấn chính cho Langsdorffia trong khi những loài con lại "có lẽ chỉ đi lại tự do trên cây". Điều thú vị là các loại Langsdorffia tiết ra mật hoa theo những cách khác nhau.

Mặc dù rất hiếm nhưng việc bảo tồn Langsdorffia đang được tiến hành với hy vọng có những nghiên cứu kỹ hơn. Ngoài ra, bảo vệ những khu rừng mà chúng đang cư trú là vô cùng quan trọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 27/06/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 27/06/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 27/06/2025
Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt

Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News