Phát hiện chiếc bình “phù thủy” 330 năm tuổi
Sau 3 thế kỷ bị chôn vùi trong lòng đất ở Newark (Anh), chiếc bình “phù thủy” đã được mang trở lại dưới ánh mặt trời.
>>> Khảo cổ phương pháp trừ tà "đuổi quỷ dữ" của người cổ đại
Các nhà khảo cổ học cho biết chiếc bình màu xanh lá cây được dùng từ hồi thế kỷ thứ XVII vào mục đích xua đuổi tà ma, linh hồn, ma quỷ.
Trong bình chứa đầy tóc, móng tay, mảnh sắt uốn cong, xương nhỏ, gai, kim và thậm chí là cả nước tiểu, sẽ ngăn chặn phép thuật và những lời nguyền nhắm vào căn nhà.
Chiếc bình trừ tà - (Ảnh: Daily Mail)
Chiếc bình được tìm thấy khi người ta phục hồi kiến trúc Magnus cổ và Tudor Hall ở Newark.
Bình cao 15cm, được đặt cẩn thận dưới nền đất, bảo quản tốt, không bị vỡ nên giữ gìn được những vật chứa bên trong. Bình được xác định có niên đại khoảng năm 1680, trong khi đó khu vực này được Đức cha Thomas Magnus cấp tiền để xây một trường học cho thị trấn.
Daily Mail dẫn lời nhà khảo cổ học Will Munford cho biết vào thời đó người ta rất mê tín, họ muốn có những vật như thế này để chống lại các thế lực hắc ám.
Những cái bình dạng này thường được chôn dưới một lò sưởi, mặc dù một vài bình khác có thể chôn trong tường hoặc dưới sàn nhà. Lò sưởi truyền thống được cho là kết nối trực tiếp lên bầu trời ở phía trên nên đó là điểm tốt cho phù thủy đột nhập vào nhà.
Một số người khác thì tin rằng phù thủy và ma quỷ có thể xâm nhập qua cánh cửa nên bình cũng có thể được chôn ở vị trí này.
Chính quyền tại Newark cũng như quận Sherwood đang làm việc với Cơ quan di sản và kiến trúc của nước Anh để biến các tòa nhà Magnus cổ thành bảo tàng và dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong năm tới, nhiều khả năng chiếc bình cổ vừa nói cũng sẽ được trưng bày trong bảo tàng này.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
