Phát hiện chủng virus đậu mùa khỉ thứ hai đang lây lan nhanh
Phân tích di truyền các ca mắc đậu mùa khỉ gần đây cho thấy hai chủng khác biệt đang lây lan ở Mỹ. Giới chức y tế xem xét khả năng virus phát tán từ lâu nhưng không bị phát hiện.
Theo ABC News, thông báo này được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra trong cuộc họp ngày 3/6, nhấn mạnh khả năng virus đậu mùa khỉ đã lây lan một thời gian nhưng không được phát hiện.
Giới chức y tế liên quan cho hay nhiều ca mắc đậu mùa khỉ ở Mỹ là do chủng tương tự chùm dịch tại châu Âu - chủng Tây Phi. Chủng này gây tỷ lệ tử vong tương đối thấp, khoảng 1%.
Nhiều ca mắc đậu mùa khỉ ở Mỹ là do chủng tương tự chùm dịch tại châu Âu - chủng Tây Phi
Song, một số gần đây giải trình tự gene cho kết quả là chủng khác. Chủng này đã được tìm thấy trong những bệnh nhân ở Mỹ, trước khi đợt bùng phát hiện tại xuất hiện.
Bà Jennifer McQuiston, chuyên gia của CDC, nhận định cần thêm phân tích từ nhiều bệnh nhân ở Mỹ để xác định bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan tại quốc gia này và những nơi khác trong bao lâu. “Tôi khá chắc chắn về khả năng những ca bệnh đậu mùa khỉ ở Mỹ đã xuất hiện trước khi nó được đưa vào tầm ngắm, nhưng không rõ ở mức độ nào. Có thể sự lây truyền của bệnh ở cấp độ cộng đồng đang xảy ra tại các vùng chưa xác định của Mỹ", vị chuyên gia nói.
CDC cho hay họ đang cố gắng tăng cường công tác tìm kiếm các ca nhiễm bệnh và khả năng sẽ có nhiều trường hợp được báo cáo hơn.
Nhà virus học, tiến sĩ Angela Rasmussen, Đại học Saskatchewan, Canada, đánh giá phát hiện này cảnh báo điều rất quan trọng. Đó là nếu dịch đậu mùa khỉ bùng phát có thể sẽ rất khó ngăn chặn. Bởi chúng ta không rõ lây nhiễm đã xảy ra bao lâu và ở đâu. Một số người bị lây có thể đã bị chẩn đoán nhầm thành bệnh khác.
Đây cũng là điều mà TS Rasmussen lo lắng: “Chúng ta không thực sự biết có bao nhiêu trường hợp đang mắc bệnh".
Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền ở các vùng châu Phi, nơi người dân bị nhiễm virus qua vết cắn của những loài gặm nhấm hoặc động vật nhỏ. Nó thường không dễ lây giữa người với người.
Nhưng từ tháng 5, các ca bệnh bắt đầu xuất hiện hàng loạt ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đa số người bệnh đã đi du lịch quốc tế. Tính đến ngày 2/6, Mỹ đã xác định được ít nhất 20 ca mắc đậu mùa khỉ ở 11 tiểu bang. Hơn 650 ca bệnh khác đã được phát hiện ở ít nhất 30 quốc gia. Nhiều ca liên quan hoạt động tình dục của cộng đồng đồng tính từ hai sự kiện gần đây ở châu Âu.
Đến nay, nhiều trường hợp được báo cáo bên ngoài châu Phi là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Nhưng giới chức y tế nhấn mạnh bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đậu khỉ. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng giống cúm và sưng hạch bạch huyết, sau đó là phát ban trên mặt và cơ thể.
Không có trường hợp tử vong do bệnh đậu nào ở khỉ được báo cáo ở Mỹ hoặc châu Âu. Nhưng điều đó có thể thay đổi nếu các ca nhiễm bắt đầu xảy ra ở người dễ bị tổn thương như trẻ nhỏ, suy giảm hệ miễn dịch, TS Rasmussen nhấn mạnh.
Bà cũng nêu mối lo khác là ngay cả khi các ổ dịch bùng phát trong cộng đồng được kiểm soát, có khả năng virus vẫn tồn tại trong quần thể động vật gặm nhấm ở Mỹ.
Cũng trong ngày 3/6, CDC đã công bố bản phân tích 17 trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Mỹ. Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 40. Trừ một trường hợp, tất cả đều tự nhận là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. 14 người có tiền sử đi du lịch quốc tế, đến 11 quốc gia khác nhau.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.

Những điều cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
Kể từ khi ra đời, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) luôn là chỗ bám víu cuối cùng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn muốn sinh em bé, khi tất cả các giải pháp hỗ trợ khác đều cúi đầu chào thua.

Phải tuyệt đối kiêng kỵ làm gì trong ngày mùng 1 Tết?
Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày mùng 1 tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam để mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong một năm mới.
