Khoa học bác bỏ giả thuyết virus đậu mùa khỉ đến từ phòng thí nghiệm Trung Quốc và Ukraine

Gần đây khi bệnh đậu mùa khỉ đang hoành thành, đã xuất hiện nhiều giả thuyết cho rằng nguồn gốc căn bệnh trên đến từ phòng thí nghiệm ở Ukraine hoặc Trung Quốc. Để tránh gây hoang mang, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đã bác bỏ giả thuyết trên và gọi chúng là “vô nghĩa”.

Vào đầu tuần này, Chuck Callesto, một nhà hoạt động truyền thông cánh hữu với 300.000 lượt theo dõi đã tweet rằng: “Phòng thí nghiệm Vũ Hán đã thử nghiệm virus bệnh đậu mùa khỉ vào năm ngoái và hoàn tất công bố nghiên cứu trên tạp chí quốc tế vào ngày 2/2022”.

Khoa học bác bỏ giả thuyết virus đậu mùa khỉ đến từ phòng thí nghiệm Trung Quốc và Ukraine
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đã bác bỏ giả thuyết virus đậu mùa khỉ đến từ Trung Quốc.

Người này đã không cung cấp bằng chứng cho lời cáo buộc của anh ta nhưng các chuyên gia nghi ngờ Callesto đang muốn nói đến nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí Virologica Sinica vào ngày 28/2 năm nay - một tạp chí do nhà nghiên cứu Zheng-Li Shi của Viện Virus Vũ Hán biên tập.

Viện Virus Vũ Hán là nơi được cho đã phát tán virus SARS-CoV-2. Mặc dù giả thuyết trên đã được điều tra chặt chẽ bởi đội ngũ khoa học và cơ quan chức trách, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về việc virus Covid lây truyền tự nhiên từ động vật.

Bài nghiên cứu của viện virus Vũ Hán thảo luận về việc tạo ra một đoạn virus đậu mùa khỉ để phục vụ cho thí nghiệm tập hợp các cấu trúc DNA lớn mà không gây ra lỗi, và cho phép phát hiện bằng xét nghiệm PCR.

Mặc dù đã đạt được mục tiêu trên, nhưng nhóm nghiên cứu lưu ý rủi ro vẫn có thể xảy ra, đồng thời nhấn mạnh đoạn DNA họ tạo ra nhỏ hơn ⅓ kích thước của toàn bộ bộ gene.

“Sản phẩm gene lắp ráp này rất an toàn vì đã được loại bỏ mọi nguy cơ khôi phục thành virus lây nhiễm”, báo cáo viết.

Một giả thuyết khác xuất phát từ NewsPunch - trang web mất uy tín rộng rãi - tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là kết quả của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Ukraine, thông tin bởi "nguồn giấu tên" tại Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC).

David Robertson, người đứng đầu bộ gene virus và tin sinh học tại Đại học Glasgow ở Anh, cho biết cả hai giả thuyết đều vô căn cứ. Ông nói: "Không có bằng chứng về việc SARS-CoV-2 hoặc bệnh đậu mùa khỉ được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Các chuỗi gene của bệnh đậu mùa khỉ đang được báo cáo từ nhiều quốc gia trên thế giới và chúng rõ ràng có liên quan đến một đợt bùng phát trong quá khứ".

Richard Ebright, chủ tịch hội giáo sư hóa học và sinh hóa học tại Đại học Rutgers ở New Jersey, người ủng hộ giả thuyết virus Covid bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, nói rằng: Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến một loại virus đậu mùa khỉ tự nhiên".

Jonathan Stoye, một nhà virus học tại Viện Crick Francis ở Vương quốc Anh,  nói rằng: “Tôi tin rằng có hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn trường hợp, phần lớn không được báo cáo, ở châu Phi. Những ca này sẽ khó giải quyết hơn nhưng tôi nghĩ chúng không đến từ Trung Quốc”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước ép trái cây không tốt như nhiều người nghĩ

Nước ép trái cây không tốt như nhiều người nghĩ

Dù không thể phủ nhận những vitamin, khoáng chất nước ép trái cây mang lại, việc ăn nguyên quả sẽ giúp cơ thể tránh được nguy cơ không đáng có.

Đăng ngày: 27/05/2022
Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng, chống tạm thời với bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng, chống tạm thời với bệnh đậu mùa khỉ

Tính đến 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tác dụng của ngâm nước đá lạnh với người chơi thể thao

Tác dụng của ngâm nước đá lạnh với người chơi thể thao

Ngâm mình trong bồn đá lạnh là cách hữu hiệu giúp giảm sưng, giảm đau và hạ nhiệt cơ thể nhanh chóng cho người chơi thể thao sau thời gian vận động cường độ cao.

Đăng ngày: 26/05/2022
Những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại

Trong suốt dòng chảy lịch sử, đã từng có rất nhiều nạn đói ập đến, nhiều trong số đó xảy ra vào thế kỷ 20, phá hủy cuộc sống của những cộng đồng cư dân trên khắp các lục địa.

Đăng ngày: 25/05/2022
Đức khuyến cáo cách ly F1 và F0 ít nhất 21 ngày đối với bệnh đậu mùa khỉ

Đức khuyến cáo cách ly F1 và F0 ít nhất 21 ngày đối với bệnh đậu mùa khỉ

Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong nước, giới chức y tế Đức sẽ thực hiện cách ly ít nhất 21 ngày đối với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ (F0).

Đăng ngày: 25/05/2022
Top 6 cách thoát khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu không cần dùng thuốc

Top 6 cách thoát khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu không cần dùng thuốc

Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên uống nhiều nước, không nhịn tiểu, lau sạch vùng kín…, giúp sớm thoát khỏi tình trạng khó chịu mà không cần dùng thuốc.

Đăng ngày: 25/05/2022
Ăn bao nhiêu thịt trong một ngày là đủ?

Ăn bao nhiêu thịt trong một ngày là đủ?

Chế độ ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt lẫn nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường tuýp II.

Đăng ngày: 23/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News