Phát hiện chủng virus mới ẩn nấp ở nơi sâu nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một loại virus mới ẩn nấp dưới đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất trên trái đất.

Chủng virus này được tìm thấy trong lớp trầm tích của rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.

Nhà virus học Min Wang tại Đại học Hải dương Trung Quốc, người đứng đầu nghiên cứu, nói: “Bất cứ nơi nào có sự sống, bạn có thể đặt cược rằng ở đó có virus”.

Virus mới được phát hiện là một thể thực khuẩn, có nghĩa là “kẻ ăn vi khuẩn". Chúng tồn tại bằng cách lây nhiễm và nhân lên bên trong vi khuẩn.

Phát hiện chủng virus mới ẩn nấp ở nơi sâu nhất thế giới
Vi khuẩn bị nhiễm virus thường được tìm thấy trong trầm tích nằm sâu dưới đáy đại dương và trong các miệng phun thủy nhiệt, hoặc các khe hở dưới đáy biển giải phóng các dòng nước nóng. (Ảnh minh họa: NOAA).

Ông Yue Su, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết việc phân lập và tìm hiểu thêm về gien của vi khuẩn sẽ có lợi cho con người. Điều đó có thể giúp bảo vệ con người khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, đặc biệt là trong thời đại lạm dụng kháng sinh ngày nay cùng với sự gia tăng của vi khuẩn kháng kháng sinh.

Ông Su lưu ý nghiên cứu hiện tại cho thấy chưa có tiền lệ về việc các thể thực khuẩn như virus được tìm thấy trong trầm tích đại dương lây nhiễm cho con người và sinh vật biển, bởi vì vật chủ của nó là vi khuẩn.

Do đó, nhóm nghiên cứu có thể bảo quản chủng virus mới trong phòng thí nghiệm thông thường ở nhiệt độ khoảng 4 độ C.

Nhóm nghiên cứu vừa công bố phát hiện này trên tạp chí Microbiology Spectrum.

Theo báo cáo, chủng virus mới được tìm thấy trong lớp trầm tích ở độ sâu 9km dưới mực nước biển tại rãnh Mariana, nơi có điểm sâu nhất gần 11km.

Vi khuẩn bị nhiễm virus thường được tìm thấy trong trầm tích sâu dưới đại dương và trong các miệng phun thủy nhiệt, hoặc những khe hở dưới đáy biển giải phóng các dòng chảy nóng.

“Theo hiểu biết của chúng tôi, đây chính là thể thực khuẩn biệt lập sâu nhất được biết đến trong đại dương toàn cầu”, nhà virus học Min Wang nói.

Theo ông Wang, phân tích vật liệu di truyền của virus cho thấy sự tồn tại của một họ virus trong đại dương mà trước đây chưa từng được biết đến. Nó cũng mang lại những hiểu biết mới về các thể thực khuẩn dưới biển sâu và sự tương tác giữa thể thực khuẩn và vật chủ.

Loại virus mới này được xác định là vB_HmeY_H4907 và phân tích của nhóm cho thấy nó có cấu trúc tương tự vật chủ.

Virus này có khả năng sinh ly, nghĩa là nó xâm nhập và nhân lên bên trong vật chủ và thường không tiêu diệt tế bào vi khuẩn.

Ví dụ, biến đổi khí hậu và nhiệt độ đại dương tăng cao ảnh hưởng đến dòng hải lưu và trầm tích. Ông Su cho biết nhóm nghiên cứu suy đoán những yếu tố môi trường này có thể tác động đến áp lực sinh tồn đối với virus khi quá trình trao đổi chất của vật chủ thay đổi do những thay đổi trong đại dương.

Do đó, yếu tố đó có khả năng dẫn đến sự gia tăng của các loại virus mới, nhưng hiện tại chưa có nghiên cứu nào về lĩnh vực này.

Theo ông Wang, phát hiện này cũng dẫn đến những câu hỏi và nghiên cứu mới xung quanh việc làm thế nào virus vẫn tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và tách biệt, cũng như cách chúng cùng tiến hóa cùng với vật chủ.

Nhóm nghiên cứu muốn tiếp tục điều tra sự tương tác giữa virus biển sâu và vật chủ, đồng thời tìm kiếm virus mới ở những nơi khắc nghiệt khác.

Nhà virus học Min Wang khẳng định, môi trường khắc nghiệt là nơi mang lại triển vọng tối ưu cho việc phát hiện các loại virus mới.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường

Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường

Những thân cây giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao đến nỗi nhiều người không với tới bắp và ngọn thì gần chạm bóng đèn đường…

Đăng ngày: 21/09/2023
Bí ẩn cây

Bí ẩn cây "hóa thạch sống" bị đóng băng suốt 66 triệu năm

Cây thông Wollemi được cho là đã tuyệt chủng cách đây 2 triệu năm cho đến khi nó được một nhóm người phát hiện lại vào năm 1994.

Đăng ngày: 19/09/2023
Côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Cầm những quả sung chín hấp dẫn trên tay, nhiều người không khỏi thắc mắc những con côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Đăng ngày: 15/09/2023
Cây trúc Henon - loài trúc 120 năm mới nở hoa một lần

Cây trúc Henon - loài trúc 120 năm mới nở hoa một lần

Hoa trúc henon chỉ nở một lần trong 120 năm, sau đó biến mất suốt nhiều năm và giới nghiên cứu không biết nó hồi sinh bằng cách nào.

Đăng ngày: 14/09/2023
Kiến lửa đỏ: Loài xâm lấn khét tiếng thế giới đã đến châu Âu

Kiến lửa đỏ: Loài xâm lấn khét tiếng thế giới đã đến châu Âu

Loài kiến lửa đỏ có tên khoa học là Solenopsis Invicta. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng đã nhanh chóng lan rộng sang Mỹ, Mexico, vùng Caribbean, Trung Quốc và Australia trong thế kỷ qua.

Đăng ngày: 13/09/2023
Bị mỉa mai vì ôm chiếc lá lên máy bay, chàng trai khiến mọi người sốc khi tiết lộ

Bị mỉa mai vì ôm chiếc lá lên máy bay, chàng trai khiến mọi người sốc khi tiết lộ "lai lịch" của nó

Hóa ra, chiếc lá mà chàng trai cầm có " xuất thân" vô cùng đặc biệt.

Đăng ngày: 13/09/2023
Hay bị nhầm với nấm rơm, nấm độc nguy hiểm nhất thế giới đang lây lan cực mạnh

Hay bị nhầm với nấm rơm, nấm độc nguy hiểm nhất thế giới đang lây lan cực mạnh

Loài nấm độc mang tên nấm mũ tử thần đang lây lan mạnh tại vùng Bắc Mỹ. Nguyên nhân lây lan khiến giới khoa học bối rối.

Đăng ngày: 06/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News