Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá có niên đại hơn 5.000 năm ở Gia Lai

Sáng 27/11, tại Bảo tàng tỉnh (TP. Pleiku), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh phối hợp cùng Viện Khảo cổ học tổ chức Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Làng Gà 7 (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Tham dự có đại diện Viện Khảo cổ học, lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng, ban thuộc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh; đại diện ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông.

Phát hiện công xưởng chế tác rìu đá có niên đại hơn 5.000 năm ở Gia Lai
Một số hiện vật phát hiện tại Di tích Làng Gà 7 được trưng bày tại buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật. (Ảnh: Phương Linh).

Tại đây, PGS.TS Nguyễn Khắc Sử báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Làng Gà 7 (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông). Theo đó, di tích Làng Gà 7 được cán bộ Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Gia Lai phát hiện vào tháng 4.2015. Năm 2016, sau khi điều tra xung quanh làng Gà, phát hiện Làng Gà 7 có tính chất giống như các di tích làng Gà 4, 5, 6 nhưng địa tầng còn bảo lưu tốt.

Qua khai quật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được 234 hiện vật được chia làm 2 nhóm: nhóm công cụ sản xuất có 205 hiện vật (chiếm 87,60%) (gồm: rìu có vai, rìu mài lưỡi, công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu dục, hòn kê, hòn ngồi,…); nhóm phế phẩm và nguyên liệu gồm các loại mảnh tước và đá nguyên liệu có 29 hiện vật (chiếm 12,40%). Dựa trên tính chất, đặc trưng của di tích và di vật, các nhà nghiên cứu kết luận, Làng Gà 7 được xem như di tích cư trú-công xưởng chế tác đá có tuổi khoảng 5.000-5.500 năm cách ngày nay.

Việc khai quật di tích Làng Gà 7 đã bổ sung thêm một loại hình công xưởng chế tác rìu đá (hình bầu dục) cho tiền sử Gia Lai. Cùng với công xưởng chuyên làm rìu bầu dục mang dấu ấn kỹ thuật Hòa Bình muộn Thôn Tám (Đak Nông), Buôn Kiều (Đak Lak), Eo Bồng (Phú Yên), Gia Canh (Đồng Nai), Bàu Dũ (Quảng Nam), Làng Gà 7 tạo diện mạo thống nhất cho toàn vùng Tây Nguyên và đồng bằng Trung bộ Việt Nam. Đồng thời giúp bổ sung tư liệu biên soạn lịch sử giai đoạn sau văn hóa Hòa Bình ở vùng đất phía Nam của chính văn hóa Hòa Bình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại

Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại

Một xác ướp tí hon dài 20 inch (52cm) với niên đại từ năm 600 trước Công nguyên đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong suốt hơn 40 năm qua.

Đăng ngày: 28/11/2017
Những loài vật

Những loài vật "hóa thạch sống" tồn tại từ thời khủng long

Một số loài vật xuất hiện trên Trái Đất từ hàng trăm triệu năm trước, vượt qua các sự kiện tuyệt chủng để tồn tại đến ngày nay.

Đăng ngày: 28/11/2017
Cách giúp người La mã có hàm răng trắng đẹp khi chưa có kem đánh răng

Cách giúp người La mã có hàm răng trắng đẹp khi chưa có kem đánh răng

Người La Mã cổ đại có lẽ đã không cần đến nha sĩ, bởi tất cả đều sở hữu một bộ răng cực kỳ khỏe mạnh.

Đăng ngày: 27/11/2017
Xác tàu đắm hàng nghìn năm chứa tiền vàng dưới biển Ai Cập

Xác tàu đắm hàng nghìn năm chứa tiền vàng dưới biển Ai Cập

Các nhà khảo cổ Ai Cập tìm thấy xác ba con tàu đắm có niên đại hàng nghìn năm chứa những đồng tiền vàng và đầu tượng bằng pha lê.

Đăng ngày: 23/11/2017
Gấu trúc khổng lồ có thể có nguồn gốc từ Châu Âu

Gấu trúc khổng lồ có thể có nguồn gốc từ Châu Âu

Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch của gấu trúc cổ đại được cho là hơn 10 triệu năm tuổi tại Hungary theo một báo cáo trên tạp chí khoa học quốc tế New Scientist.

Đăng ngày: 22/11/2017
Khai quật mộ cổ 800 tuổi, không ngờ phát hiện kho báu quý giá

Khai quật mộ cổ 800 tuổi, không ngờ phát hiện kho báu quý giá

Các nhà khảo cổ học ở Trung Quốc đã phát hiện ra hai ngôi mộ 800 năm tuổi. Bên trong mộ cổ có rất nhiều đồ tùy táng được coi như kho báu.

Đăng ngày: 22/11/2017
Tộc người cổ đại ăn thịt chó để biến thành

Tộc người cổ đại ăn thịt chó để biến thành "người sói"

Nhóm nghiên cứu phát hiện ít nhất 64 loài vật họ chó, chủ yếu là chó và một số loài sói, được cúng tế ở nơi người Srubnaya sinh sống thuộc Krasnosamarskoe, gần dãy núi Ural.

Đăng ngày: 22/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News