Phát hiện đá granit trên Mặt trăng
Các nhà khoa học đã phát hiện ra một đốm nhiệt dị thường ở phía xa của Mặt trăng.
Theo một nghiên cứu mới, điểm nóng bí ẩn này có nguồn gốc kỳ lạ. Nó có khả năng là do bức xạ tự nhiên phát ra từ một khối đá granit khổng lồ bị chôn vùi, hiếm khi được tìm thấy với số lượng lớn bên ngoài Trái đất. Trên Mặt trăng, một ngọn núi lửa đã không phun trào trong 3,5 tỷ năm có khả năng là nguồn gốc của khối đá granit bất thường này.
Hình ảnh bản đồ về Mặt trăng.
Tác giả chính của nghiên cứu - ông Matt Siegler thuộc Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona (Mỹ) - cho biết: “Điều này giống Trái đất hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Những điều đó cũng có thể được tạo ra trên Mặt trăng - nơi thiếu nước và kiến tạo mảng giúp đá granit hình thành trên Trái đất”.
Ông Siegler và đồng nghiệp Rita Economos của Trường Đại học Southern Methodist đã phát hiện ra đốm nhiệt bằng một phương pháp mới. Họ sử dụng vi sóng để đo nhiệt độ dưới bề mặt thông qua các tàu quỹ đạo Mặt trăng Chang’E 1 và 2 của Trung Quốc. Các nhà khoa học cũng sử dụng dữ liệu từ Tàu thăm dò Mặt trăng và Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA.
Những gì họ tìm thấy là một khu vực rộng khoảng 31 dặm (50km) có nhiệt độ ấm hơn khoảng 18 độ F (10 độ C) so với môi trường xung quanh. Khu vực này nằm dưới một điểm có đường kính 12,4 dặm (20km) trên bề mặt giàu silic và được cho là một miệng núi lửa đã sụp đổ.
Ngọn núi lửa này phun trào lần cuối cách đây 3,5 tỷ năm. Tuy nhiên, magma từ hệ thống đường ống dẫn nước của nó có thể vẫn nằm bên dưới bề mặt, phát ra bức xạ.
“Phát hiện này là một tảng đá rộng 50km. Đây một loại đá núi lửa hình thành khi dung nham trào lên lớp vỏ Trái đất nhưng không phun trào lên bề mặt. El Capitan và Half Dome, ở Yosemite tại California là những ví dụ về đá granit tương tự đã nổi lên trên bề mặt”, nhà nghiên cứu Economos cho biết trong tuyên bố.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo những phát hiện này trên tạp chí Nature ngày 5/7. Sau đó, họ trình bày chi tiết vào ngày 12/7 tại Hội nghị Goldschmidt về địa hóa học ở Lyon (Pháp).
Stephen M. Elardo - một nhà địa hóa học tại Trường Đại học Florida, người không tham gia vào nghiên cứu, nhận định, những phát hiện này là “cực kỳ thú vị”. Ông Elardo cho biết thêm, đá granit cực kỳ phổ biến trên Trái đất, nhưng không phải ở những nơi khác trong Hệ Mặt trời.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
