Phát hiện đại dương bí mật bên trong Mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ

Một trong những Mặt trăng của sao Thổ, có hình dáng tương tự như "ngôi sao tử thần" trong phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) do bề ngoài có nhiều miệng hố, ẩn chứa một đại dương bên dưới.

Theo đài Sputnik (Nga), phân tích dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini bay vòng quanh sao Thổ từ năm 2004 đến năm 2017, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những thay đổi nhỏ trong quỹ đạo của Mimas - Mặt trăng nhỏ nhất và nằm ở phía trong cùng trong số 8 Mặt trăng chính của sao Thổ. Phát hiện mới đã được công bố trên Tạp chí Nature.

Phát hiện đại dương bí mật bên trong Mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ
Mặt trăng Mimas của sao Thổ. 

Mô hình chuyển động và quay của Mimas quanh sao Thổ cho thấy sự hiện diện của một đại dương mới hình thành bên trong Mặt trăng này. Đại dương được cho là đang trong trạng thái phát triển.

Ông Valery Lainey, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Paris ở Pháp, cho biết: “Nếu nhìn vào bề mặt của Mimas, không có gì có thể phản ánh một đại dương ẩn bên dưới. Đó là giả thuyết khó có khả năng xảy ra nhất cho đến nay”.

Mimas là Mặt trăng nhỏ nhất của sao Thổ, có bán kính khoảng 198km. Nhóm nghiên cứu vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy bằng chứng của nước bên dưới bề mặt lạnh giá của Mặt trăng này, nhưng các nghiên cứu tiếp tục về quỹ đạo của nó cho thấy khả năng có một đại dương sâu sâu khoảng 20 đến 30km bên dưới.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, đại dương Mimas có thể chỉ phát triển trong vòng 2 đến 3 triệu năm qua.

Quỹ đạo của Mimas nằm trong quỹ đạo của các vệ tinh lớn hơn của sao Thổ như Enceladus và Titan.

Các Mặt trăng EuropaGanymede của sao Mộc cũng nằm trong số các vật thể của hệ Mặt trời có trữ lượng nước tiềm ẩn đáng kể, khiến chúng trở thành một trong những "ứng cử viên" hàng đầu cho việc hình thành sự sống trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Ông Nick Cooper, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà nghiên cứu thiên văn học của khoa Khoa học Vật lý và Hóa học tại Đại học Queen Mary ở London, lý giải: Sự tồn tại của một đại dương nước lỏng mới hình thành gần đây khiến Mimas trở thành ứng cử viên hàng đầu cho nghiên cứu của các nhà khoa học về nguồn gốc sự sống”.

“Hành tinh đỏ” - sao Hỏa là điểm đến lý tưởng cho nỗ lực tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất do nó giống với hành tinh của chúng ta.

Tàu vũ trụ Jupiter Icy Moons Explorer (JUICE) của ESA đang bắt tay vào nhiệm vụ mới để xem liệu những hành tinh đó có thể tồn tại sự sống hay không. Sau khi sứ mệnh của Cassini quanh sao Thổ kết thúc, các nhà khoa học đã có kế hoạch gửi một tàu vũ trụ khác tới đó, đặc biệt là để khám phá Enceladus. Nhưng nhiệm vụ này khó có thể xảy ra sớm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top ba loại hành tinh quái dị nhất có thể có sự sống

Top ba loại hành tinh quái dị nhất có thể có sự sống

Gần đây, các nghiên cứu về hành tinh ngoài Hệ Mặt trời đã cho thấy rằng có khả năng tồn tại sự sống trên một số hành tinh ngoài Trái đất, dù điều kiện và môi trường có thể khác biệt đáng kể.

Đăng ngày: 09/02/2024
Lý do con người luôn tìm cách thám hiểm Mặt trăng

Lý do con người luôn tìm cách thám hiểm Mặt trăng

Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, đã luôn thu hút sự quan tâm và khám phá của con người từ thời xa xưa cho đến ngày nay.

Đăng ngày: 07/02/2024
Năm 2024, từ Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 9 lần mưa sao băng

Năm 2024, từ Việt Nam có thể chiêm ngưỡng 9 lần mưa sao băng

Dự kiến, trận mưa sao băng lớn nhất sẽ đến từ một vật thể không gian bí ẩn và còn già hơn cả Trái đất: 3200 Phaethon.

Đăng ngày: 07/02/2024
Tìm thấy

Tìm thấy "hạt giống của sự sống" trên mẫu vật tiểu hành tinh Ryugu

Vào năm 2020, tàu vũ trụ Hayabusa 2 của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã thành công trong việc lấy mẫu từ tiểu hành tinh Ryugu và đưa vật liệu này trở về Trái Đất.

Đăng ngày: 07/02/2024
Các nhà khoa học phát hiện tinh thể xoắn sử dụng “giả trọng lực” để bẻ cong ánh sáng giống như lỗ đen

Các nhà khoa học phát hiện tinh thể xoắn sử dụng “giả trọng lực” để bẻ cong ánh sáng giống như lỗ đen

Tinh thể quang tử là các cấu trúc nano quang học có ảnh hưởng đến sự lan truyền của các hạt photon trong nó tương tự như cách mà các tinh thể bán dẫn tác động lên chuyển động của electron.

Đăng ngày: 06/02/2024
Lỗ đen quái vật nổi cơn thịnh nộ

Lỗ đen quái vật nổi cơn thịnh nộ "quậy tung" thiên hà chủ

Hình ảnh lỗ đen khổng lồ hung hăng, ngăn cản thiên hà chủ của nó sinh ra những ngôi sao mới đã được kính viễn vọng không gian XMM Newton ghi lại.

Đăng ngày: 06/02/2024
Rò rỉ hình ảnh của máy bay vũ trụ Mỹ trước chuyến bay đầu tiên

Rò rỉ hình ảnh của máy bay vũ trụ Mỹ trước chuyến bay đầu tiên

Máy bay vũ trụ Dream Chaser với sức chứa 5.215kg, có thể tái sử dụng đã được giới thiệu trước nhiệm vụ đầu tiên tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cuối năm nay.

Đăng ngày: 06/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News