Phát hiện đại dương trên hai vệ tinh sao Thổ
Những bức ảnh do tàu thăm dò Cassini gửi về cho thấy bằng chứng về sự tồn tại đại dương và núi lửa băng trên hai vệ tinh Enceladus và Titan của sao Thổ. Ngoài ra bề mặt của Enceladus còn có sự tách giãn giống hệt Trái đất.
![]() |
Các đường nứt ở cực nam của Enceladus cho thấy bề mặt của nó đang tách giãn giống như Trái đất. Ảnh: NASA. |
Thông tin trên được công bố tại một cuộc họp của Liên hiệp địa vật lý Mỹ tại San Francisco hôm 15/12. Hiện tượng đáy đại dương trên Trái đất đang tách giãn thành nhiều mảng và di chuyển theo các hướng khác nhau được coi là một trong những khám phá khoa học vĩ đại nhất trong thế kỷ 20. Nó trở thành hòn đá tảng trong thuyết kiến tạo mảng.
Giờ đây tàu Cassini lại tìm thấy hiện tượng tương tự trên Enceladus, vệ tinh thứ 7 của sao Thổ tính theo khoảng cách. Bề mặt của vệ tinh này có nhiều vết nứt ở cực nam, giống như các sọc sẫm trên da hổ. Chúng củng cố giả thiết cho rằng Enceladus từng có biển.
Tiến sĩ Paul Helfenstein của Đại học Cornell - một trong những nhà khoa học tham gia dự án thăm dò các vệ tinh của sao Thổ - sử dụng các bản đồ số của khu vực này để dựng lại quá trình hình thành các vết nứt. Ông cho các mảnh di chuyển trên màn hình máy tính cho đến khi chúng khớp vào nhau giống như trong trò chơi ghép hình. Paul nhận thấy các mảnh từng là một khối thống nhất.
“Các phần trên lớp vỏ Trái đất di chuyển theo kiểu đối xứng. Còn trên Enceladus, chúng tôi thấy các mảng dịch chuyển theo một chiều”, Paul nói.
Đáy đại dương trên Trái đất tách giãn bởi hoạt động phun trào của dung nham nóng chảy bên dưới. Các nhà khoa học dự đoán các mảng trên bề mặt Enceladus có thể tách giãn bởi tác động của nước. "Chúng tôi đang có bằng chứng cho thấy nước ở dạng lỏng tồn tại trên Enceladus”, Carolyn Porco, một trong những nhà khoa học tham gia dự án nghiên cứu các vệ tinh của sao Thổ cho biết.
Nếu giả thiết này được chứng minh là đúng, Enceladus sẽ trở thành một trong những mục tiêu thám hiểm hấp dẫn nhất trong tương lai. Giới khoa học từng thu thập được bằng chứng cho thấy Enceladus có một số hóa chất cần thiết cho quá trình hình thành sự sống. Nước chính là mảnh ghép cuối cùng để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh.
![]() |
Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Ảnh: NASA. |
Cũng trong ngày 15/12, NASA công bố những hình ảnh về Titan - vệ tinh lớn nhất của sao Thổ - do tàu Cassini chụp được bằng thiết bị radar. Chúng cho thấy Titan có thể có những ngọn núi lửa băng đang hoặc từng hoạt động. Trên những bức ảnh, các nhà khoa học nhìn thấy những dòng chảy trên bề mặt của Titan. Họ cho rằng chúng là kết quả của hoạt động phun trào dung dịch lạnh ở bên dưới lớp vỏ.
Trong một số lần bay qua Titan trước đây, tàu Cassini chụp được nhiều hình ảnh cho thấy sự tồn tại của các núi lửa băng trên vệ tinh này. Các nhà khoa học tin rằng núi lửa trên Titan phun ra amoniac (NH3), khí metan (CH4) và nước, chứ không có nham thạch như núi lửa trên địa cầu.
“Những hình ảnh cho thấy núi lửa băng không chỉ tồn tại trên Titan trong quá khứ, mà có thể chúng vẫn tiếp tục hoạt động đến tận ngày nay”, Jonathan Lunine, một chuyên gia thuộc Đại học Arizona (Mỹ) thông báo.
Titan là một trong số ít thiên thể trong hệ Mặt trời có bầu khí quyển tương đối dày. Các nhà khoa học tin rằng khí metan đã tạo ra mây và mưa trên vệ tinh lớn nhất của sao Thổ. Tuy nhiên, nguồn gốc của khí metan vẫn là một bí ẩn. Các chuyên gia cho rằng hiện tượng phun metan từ bên trong lớp vỏ của Titan là nguyên nhân tạo nên bầu khí quyển như sương khói của nó.
Thiết bị phân tích quang phổ trên tàu Cassini phát hiện những điểm sáng tại hai khu vực trên bề mặt Titan. Tại một khu vực, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của sương amoniac. Họ cho rằng nó phun lên từ lòng đất.
Tàu thăm dò Cassini là kết quả của sự hợp tác giữa NASA, Cơ quan vũ trụ châu Âu và Cơ quan vũ trụ Italy. Nó bắt đầu bay quanh sao Thổ từ năm 2004 để nghiên cứu các vành đai bụi khí và vệ tinh của hành tinh này.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.
Đăng ngày: 02/04/2025

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế
Đăng ngày: 28/03/2025

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
Đăng ngày: 22/03/2025

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
Đăng ngày: 22/03/2025

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
Đăng ngày: 06/03/2025

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
Đăng ngày: 03/03/2025

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm