Phát hiện đám mây hồng bí ẩn đang sinh ra "siêu Mặt trời" mới

Theo công bố từ NASA, đám mây kỳ ảo màu hồng sáng được gọi là LHA 120-N 150, nằm trong thiên hà Large Magellanic Cloud, hàng xóm của thiên hà chứa Trái đất Milky Way.

Vật thể kỳ lạ đó không phải là một đám mây như mây ở trái đất, mà là một loại mây vũ trụ khổng lồ đầy bụi và khí, một "đám mây hình thành sao". Bên trong đám mây hồng, NASA tìm ra được hàng loạt ngôi sao non trẻ đang trong giai đoạn chào đời.

Phát hiện đám mây hồng bí ẩn đang sinh ra siêu Mặt trời mới
Cận cảnh đám mây hồng đang sinh ra hàng loạt sao khổng lồ - (ảnh: NASA/ESA).

Tuy non trẻ, nhưng đó là những ngôi sao khổng lồ, lớn hơn nhiều so với mặt trời của chúng ta, một dạng "siêu sao", "siêu mặt trời". Cũng như các ngôi sao khác được sinh ra trong vũ trụ, nó có thể trải qua một cuộc đời cô đơn hoặc làm sao mẹ của một hệ hành tinh như mặt trời.

Đám mây hồng bí ẩn này là một phần của Tinh vân Tarantula, một cấu trúc khổng lồ dài đến 1.000 năm ánh sáng, là "vườn ươm sao" gần trái đất nhất được biết đến, cách chúng ta 160.000 năm ánh sáng.

Theo NASA, việc phát hiện ra đám mây hồng và những đứa con khổng lồ đang ra đời của nó là cơ hội tuyệt vời cho các nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của những ngôi sao khổng lồ.

Những gì diễn ra bên trong đám mây hồng LHA 120-N 150 cũng rất mới mẻ. Theo lý thuyết thiên văn, các ngôi sao khổng lồ dạng đó nên hình thành trong các cụm sao, chứ không phải hình thành trong một đám mây lẻ, bị cô lập khỏi tinh vân chủ nhân.

Đa phần những "siêu Mặt trời" này còn trong giai đoạn mà nếu nhìn vào, bạn chỉ thấy một khối bụi khổng lồ và dày đặc, là sự pha trộn của một số vật thể sao trẻ, các loại bụi vũ trụ và cả nhiều thứ không được phân loại. Hiện các nhà thiên văn học đang phân tích kỹ hơn các hình ảnh ngoạn mục mà Hubble chụp về đám mây hồng để hy vọng tìm ra bản chất thật của những ngôi sao lớn đến không tưởng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kết quả bắn tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi của tàu Nhật

Kết quả bắn tiểu hành tinh 4,6 tỷ năm tuổi của tàu Nhật

Tàu vũ trụ Hayabusa 2 làm nổ bề mặt Ryugu, tạo ra hố trũng giúp giới khoa học hiểu thêm về thành phần cấu tạo của tiểu hành tinh này.

Đăng ngày: 20/03/2020
NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng

NASA cần bạn giúp phát triển robot đào đất trên…Mặt trăng

Chú robot mang tên RASSOR của NASA được thiết kế để đào sâu xuống dưới bề mặt của “Chị Hằng” trong thời gian tới.

Đăng ngày: 20/03/2020
Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của chim hiện đại

Phát hiện hóa thạch cổ xưa nhất của chim hiện đại

Các chuyên gia tìm thấy hộp sọ khoảng 66,7-66,8 triệu năm tuổi của chim hiện đại trong mỏ đá ở Bỉ, gần biên giới với Hà Lan.

Đăng ngày: 19/03/2020
SpaceX phóng lô vệ tinh Starlink thứ 6

SpaceX phóng lô vệ tinh Starlink thứ 6

Thêm 60 vệ tinh Starlink được SpaceX đưa lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nhằm hiện thực hóa tham vọng xây dựng mạng lưới phủ sóng Internet toàn cầu.

Đăng ngày: 19/03/2020
Tiểu hành tinh gần Trái Đất có cấu trúc xốp

Tiểu hành tinh gần Trái Đất có cấu trúc xốp

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản cho thấy tiểu hành tinh Ryugu có độ xốp cao, giống như "nước cà phê đông lạnh".

Đăng ngày: 19/03/2020
Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Từ Trái Đất, chúng ta có thể quan sát vụ nổ siêu tân tinh của sao khổng lồ đỏ Betelgeuse khi nó chết vào cuối vòng đời.

Đăng ngày: 19/03/2020
Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Một nhóm các nhà khoa học từ Georgia Tech đã đưa ra một lời giải thích mới về cách băng hình thành trên Sao Thủy mặc dù nhiệt độ bề mặt thiêu đốt có thể đạt tới 400 độ C.

Đăng ngày: 18/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News