Phát hiện "đấu trường La Mã cổ xưa" ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nhắc đến đấu trường La Mã người ta thường hay nói đến khu vực rộng lớn có sức chứa hàng chục nghìn người với thiết kế cổ kính, đẹp mắt ở Italia. Nhưng mới đây các nhà khảo cổ phát hiện ra một đấu trường La Mã ở Thổ Nhĩ Kỳ, rất giống ở đấu trường nổi tiếng ở Roma nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.
Đấu trường La Mã nổi tiếng ở Italia.
Đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ từng tổ chức các trận đấu của đấu sĩ khoảng 1.800 năm trước với sức chứa 20.000 người.
Trong khi đó, đấu trường La Mã ở Rome bắt đầu xây dựng vào năm 70 sau Công nguyên, thời hoàng đế Vespasian, có sức chứa tổng cộng khoảng 50.000 đến 80.000 khán giả.
Các nhà khảo cổ xác định vị trí đấu trường giữa đống đổ nát của thành phố cổ Mastaura, tỉnh Aydin. Đấu trường đã bị chôn vùi một phần và bị che khuất bởi thảm thực vật.
Khu vực phát hiện đấu trường La Mã cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Tòa nhà có các phòng chờ dành cho những đấu sĩ và phòng dành cho du khách. Toàn bộ di tích được bảo quản trong tình trạng tốt.
Cũng giống như đấu trường La Mã ở Italia, đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây theo dạng hình tròn, thay vì hình bán nguyệt đặc trưng của nhiều công trình cổ đại.
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz thuộc Đại học Adnan Menderes, người đứng đầu nghiên cứu cho biết phát hiện lần này có một không hai.
Sedat Akkurnaz nói: "Đây là ví dụ duy nhất tồn tại rất vững chắc như vậy ở Anatolia. Công trình kiến trúc rất khó phát hiện vì bị cây bụi, cây dại che khuất nhiều. Phần lớn diện tích đấu trường nằm dưới mặt đất, được bảo quản tốt.
Đấu trường rất chắc chắn như thể vừa được xây dựng. Trong khi đó, phần còn lại của công trình ở trên mặt đất, bao gồm một số hàng ghế của đấu trường và những bức tường chống đỡ bên ngoài. Kỹ thuật xây dựng mái vòm của kiến trúc La Mã trông rất ổn".
Nhà khảo cổ học Sedat Akkurnaz cũng giải thích rằng đấu trường là nơi tổ chức những trận đấu của đấu sĩ và cả động vật hoang dã. Gần thành phố cổ Mastaura, có nhiều thành phố lớn ở phía tây Anatolia như Aphrodisias, Miletus, Priene, Magnesia và Ephesus. Do vậy, người dân từ các thành phố lân cận cũng hay đến Mastaura để được tận mắt chứng kiến các cuộc đấu.
Một phần bức tường của đấu trường cổ xưa ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Các chuyên gia tin rằng đấu trường ở Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng dưới thời của vương triều Severan, trong đế chế La Mã.
Dòng dõi hoàng gia này gồm có Caracalla khét tiếng, cha của ông là Septimius Severus, người đã chết ở York sau khi chiến dịch chinh phục Scotland.
Nhà khảo cổ Sedat Akkurnaz nói: "Chúng tôi không biết chính xác vị hoàng đế là ai. Nhưng qua kỹ thuật xây bằng đá, cách xây dựng của tòa nhà, tôi cho rằng cùng thời với triều đại Severus. Trong triều đại này, thành phố Mastaura rất phát triển và giàu có.
Cũng trong giai đoạn này các quản trị viên La Mã giúp đỡ thành phố rất nhiều. Đó là sự gia tăng đáng kể về số lượng và sự đa dạng tiền xu Mastauran trong thời kỳ này".
Mặc dù đấu trường ở Mastaura không thể sánh ngang với công trình ở Rome về quy mô nhưng đây vẫn là khu vực đáng chú ý.
Sedat Akkurnaz cho biết: "Ở giai đoạn này, rất khó để xác định chính xác hoặc gần đúng lượng khán giả. Ước tính ban đầu của chúng tôi có khoảng 15.000 đến 20.000 người. Các đấu sĩ có phòng chờ riêng, khán giả ưu tiên có phòng giải trí".
Trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, họ sẽ tiến hành phương pháp bảo tồn những phần có nguy cơ hỏng cao nhất. Theo Sedat Akkurnaz, có những vết nứt trên các bức tường của công trình, một số viên đá đang rơi ra.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
