Phát hiện điểm nóng băng tan mới ở Nam Cực

Các nhà khoa học hôm 24/8 cảnh báo về tốc độ băng tan ở khu vực phía đông Nam Cực, nơi chứa phần lớn băng của châu lục.

Theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Communications, dòng nước biển ấm chảy vào vịnh Lützow-Holm đang làm tăng tốc độ băng tan chảy bên dưới lưỡi băng Shirase ở Đông Nam Cực.


Tàu phá băng Nhật Bản thực hiện chuyến thám hiểm trên vịnh Lützow-Holm. (Ảnh: Kazuya Ono).

"Dữ liệu của chúng tôi cho thấy lớp băng bên dưới Shirase đang tan với tốc độ từ 7 đến 16m mỗi năm. Con số này bằng hoặc thậm chí cao hơn tốc độ tan chảy của thềm băng Totten, nơi được biết đến là điểm nóng băng tan nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Cực hiện nay với tốc độ tan chảy từ 10 đến 11 mét mỗi năm", Phó giáo sư Daisuke Hirano từ Đại học Hokkaido, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.

Điểm nóng băng tan mới được phát hiện trong chuyến thám hiểm Nam Cực lần thứ 58 của Nhật Bản. Hirano cùng các cộng sự đã thu thập dữ liệu về nhiệt độ, độ mặn và nồng độ oxy của nước từ 31 địa điểm khác nhau. Sau đó, họ kết hợp kết quả thu được với dữ liệu về gió, dòng chảy đại dương, các phép đo radar băng và mô hình máy tính để mô phỏng các dòng hải lưu bên dưới lưỡi băng Shirase.

Các mô phỏng cho thấy nước biển ấm di chuyển dọc theo một rãnh đại dương sâu và làm tan chảy phần đáy của lưỡi băng. Nước ấm sau đó trộn với nước băng tan và dâng lên cao, thoát ra khỏi nền băng.

Nhóm nghiên cứu cho biết sự tan chảy xảy ra quanh năm nhưng mạnh hơn vào mùa hè, khi gió lạnh suy yếu và hoạt động của các dòng nước ấm tăng lên.

Nam Cực được ví như hồ dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái đất. Nếu tất cả băng tan chảy, nước biển có thể dâng cao gần 60m. Hiểu được mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và băng tan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc dự đoán mực nước biển dâng.

Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu có kế hoạch kết hợp dữ liệu hiện tại với các phép đo trong tương lai để cải thiện mô hình máy tính. Điều này sẽ cho phép họ phát triển các dự đoán chính xác hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News