Phát hiện đồng tiền cổ có thể giải mã vụ cướp biển bí ẩn thế kỷ 17
Những đồng tiền cổ được phát hiện ở bang Rhode Island và New England có thể giúp giải mã bí ẩn liên quan đến tên cướp biển khét tiếng Henry Every ở thế kỷ 17.
Bí ẩn về tên cướp biển khét tiếng thế kỷ 17, được gọi là đại úy Henry Every có thể được giải mã qua những đồng tiền Arab vừa được tìm thấy ở Rhode Island và New England, Mỹ, Guardian cho biết.
Jim Bailey, nhà sử học và chuyên gia dò tìm kim loại, đã tìm thấy những đồng xu Arab từ thế kỷ 17 còn nguyên vẹn trên một đồng cỏ ở Middletown, bang Connecticut, Mỹ. Ông tiếp tục phát hiện thêm những đồng xu khác ở Rhode Island và New England.
Những đồng tiền cổ tìm thấy ở Mỹ có thể giải thích cách cướp biển Henry Every biến mất.
Theo các tài liệu lịch sử, ngày 7/9/1695, đại úy Henry Every đã chỉ huy cuộc đột kích và bắt giữ tàu Ganj-i-Sawai, thuộc sở hữu của Hoàng đế Ấn Độ Aurangzeb, khi đó ông là một trong những người quyền lực nhất thế giới.
Nhà sử học Jim Bailey phát hiện những đồng tiền cổ nhờ máy dò kim loại. (Ảnh: AP).
Trên tàu chở đầy người hành hương và lượng lớn vàng bạc trị giá hàng triệu USD. Đây được xem là một trong những vụ cướp biển lớn nhất mọi thời đại. Các thành viên trong băng đảng của đại úy Henry Every đã tra tấn, giết đàn ông Ấn Độ và hãm hiếp phụ nữ, trước khi trốn đến Bahamas.
Vua William III của Anh, dưới áp lực của Ấn Độ đã treo thưởng khoản tiền lớn cho ai bắt giữ đại úy Henry Every, dẫn đến cuộc truy lùng toàn cầu đầu tiên dành cho một cá nhân. Cho đến nay, các nhà sử học chỉ biết rằng Every đã trốn đến Ireland năm 1696.
Nhà sử học Bailey cho rằng việc phát hiện những đồng tiền cổ ở Mỹ cho thấy Every và các thành viên trong băng đảng đã đến Mỹ, nơi ông ta và thủy thủ đoàn chi tiêu những đồng tiền cướp được, trong quá trình chạy trốn.
Sarah Sportman, nhà khảo cổ học ở bang Connecticut, cho biết một số thành viên trong băng đảng của Every có thể đã tìm cách định cư ở New England, giống như một kế hoạch rửa tiền.
Đại úy Henry Every có thể đã hóa trang thành người buôn bán nô lệ và lẩn trốn sự truy lùng của nhà chức trách cho đến khi qua đời.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
