Phát hiện gấu trúc đỏ không chỉ có một loài duy nhất

Nghiên cứu di truyền toàn diện được công bố hôm 26/2 trên tạp chí Science Advances cho thấy gấu trúc đỏ tồn tại hai loài riêng biệt.

Gấu trúc đỏ (Ailurus) sinh sống chủ yếu bên trong các khu rừng núi cao trên dãy Himalaya. Các nhà khoa học trước đây cho rằng chi động vật có vú này chỉ có một thành viên duy nhất còn tồn tại là loài A. fulgens. Tuy nhiên, nghiên cứu mới do nhà sinh vật học Yibo Hu từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc dẫn đầu đã chỉ ra sự khác biệt trong ADN của hai quần thể gấu trúc đỏ khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hai loài là gấu trúc đỏ Trung Quốc và gấu trúc đỏ Himalaya. Loài đầu tiên được tìm thấy ở phía bắc Myanmar, phía đông Tây Tạng và hai tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam ở tây nam Trung Quốc; trong khi gấu trúc đỏ Himalaya sinh sống ở phía nam Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ và Bhutan.

Phát hiện gấu trúc đỏ không chỉ có một loài duy nhất
Gấu trúc đỏ Trung Quốc (trái) và gấu trúc đỏ Himalaya. (Ảnh: BBC).

Việc công nhận sự tồn tại của hai loài riêng biệt có ý nghĩa quan trọng trong nỗ lực bảo tồn gấu trúc đỏ, động vật hiện có nguy cơ tuyệt chủng theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Các chuyên gia ước tính chỉ còn dưới 10.000 con sinh sống trong môi trường tự nhiên và số lượng có xu hướng giảm mạnh do mất môi trường sống và dịch bệnh.

"Để bảo tồn tính độc đáo về mặt di truyền, chúng ta nên tránh để hai loài giao phối, thứ có thể gây hại cho sự thích nghi di truyền được thiết lập cho môi trường sống của chúng", Yibo Hu giải thích.

Bên cạnh ADN, hai loài cũng khác nhau về một số đặc điểm vật lý. Gấu trúc đỏ Trung Quốc được mô tả là có lông mặt đỏ hơn, ít màu trắng hơn và có các sọc lông đuôi đậm hơn so với họ hàng của nó. Về quy mô quần thể, gấu trúc đỏ Trung Quốc cũng có số lượng lớn hơn và đa dạng hơn về tính di truyền.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chú chó thông minh phân biệt được 90 loại đồ vật khác nhau

Chú chó thông minh phân biệt được 90 loại đồ vật khác nhau

Chú chó Whiskey 6 tuổi ở Hungary thuộc tên của 90 loại đồ chơi khác nhau và lấy chúng theo yêu cầu.

Đăng ngày: 28/02/2020
Cách giao tiếp độc đáo của cua dừa

Cách giao tiếp độc đáo của cua dừa

Cua dừa, động vật không xương sống lớn nhất thế giới trên đất liền, tạo ra những tiếng búng càng để tương tác trong lúc giao phối.

Đăng ngày: 27/02/2020
Lần đầu tiên phát hiện loài động vật không thở

Lần đầu tiên phát hiện loài động vật không thở

Trong quá trình tiến hóa, một loài ký sinh trùng sống dưới nước đã loại bỏ bớt các bộ phận cơ thể để trở nên đơn giản hơn.

Đăng ngày: 26/02/2020
Vì sao hầu hết động vật đại tiện đều mất khoảng 12 giây?

Vì sao hầu hết động vật đại tiện đều mất khoảng 12 giây?

Chó, người và voi mất cùng khoảng thời gian để đại tiện, mặc dù có kích cỡ khác nhau rất lớn.

Đăng ngày: 26/02/2020

"Đình dục" ở cá Killi có thể là chìa khóa ngăn lão hóa người

Trứng cá Killi ngọc lam có thể tạm ngừng phát triển trong nhiều năm, lâu hơn cả tuổi đời của cá khi nở, thuật ngữ khoa học gọi là "thời kỳ đình dục". - VnExpress

Đăng ngày: 25/02/2020
Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá biết... leo cây, lội dưới nước và đi được trên cạn sẽ được tỉnh Cà Mau khôi phục, bảo tồn và phát triển sau thời gian bị đánh bắt vô tội vạ.

Đăng ngày: 22/02/2020
Vì sao coi gấu Koala là con vật vô cùng lười biếng?

Vì sao coi gấu Koala là con vật vô cùng lười biếng?

Một con gấu Koala trưởng thành sẽ phải ăn khoảng 1kg lá bạch đàn một ngày để có đủ dinh dưỡng, và mất tới 100-200 tiếng để tiêu hóa toàn bộ. Người ta hay ví Koala là một loài động vật lười biếng khi chúng ngủ tới 18-22 tiếng mỗi ngày.

Đăng ngày: 22/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News