Phát hiện "giác quan thứ 7" ở cá heo mũi chai
Loài cá heo mũi chai vốn nổi tiếng thông minh được phát hiện là một trong số ít các loài động vật có vú sở hữu "giác quan thứ 7", và thậm chí còn mạnh hơn năng lực của loài thú mỏ vịt.
Nghiên cứu đầu tiên về năng lực cảm ứng điện trường ở cá heo mũi chai cho thấy một số cá thể của loài này phát hiện được trường dòng điện một chiều, vốn được tạo ra từ các nguồn như pin, tấm pin năng lượng mặt trời.
Một con cá heo mũi chai trong cuộc nghiên cứu. (Ảnh: JOURNAL OF EXPERIMENTAL BIOLOGY).
Cá heo mũi chai có thể phát hiện trường dòng điện cường độ thấp đến 2,4 microvolt/cm, tức năng lực vượt trội hơn loài thú mỏ vịt.
Dù vẫn chưa bằng năng lực của loài cá mập và cá đuối, phát hiện mới cho thấy khả năng cảm nhận điện trường có lẽ đóng vai trò quan trọng hơn cho sự tồn tại của loài cá heo mũi chai so với con người vẫn nghĩ.
Năng lực cảm nhận điện trường, còn gọi là "giác quan thứ 7", có thể cho phép loài cá heo mũi chai phát hiện nơi chốn con mồi ẩn nấp và di chuyển dựa vào từ trường trái đất, theo báo cáo đăng trên chuyên san Journal of Experimental Biology.
Để rút ra kết luận trên, đội ngũ các nhà nghiên cứu của Đại học Rostock (Đức) đã hợp tác với nhóm nhà khoa học của Sở thú Nuremberg, nơi có 2 trong số 6 cá heo là loài cá heo mũi chai, và thực hiện thí nghiệm.
Bên cạnh cá heo mũi chai, nhóm chuyên gia Đức trước đó cũng phát hiện loài cá heo Guiana dọc theo bờ biển Trung Mỹ và Nam Mỹ cũng được trời phú cho năng lực cảm giác trường dòng điện 1 chiều.

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.
