Phát hiện hài cốt thủy quái 360 triệu tuổi chuyên săn tổ tiên loài người
Cổ xưa hơn khủng long, to như một con cá sấu lớn và được trang bị những chiếc răng nanh chết người, thủy quái Hyneria udlezinye là một loài cá nước ngọt đã tuyệt chủng, sống cách đây khoảng 350 triệu năm trong thời kỳ Devon muộn của siêu lục địa Gondwana. Đây là một loài cá khổng lồ, có chiều dài khoảng 4 mét và nặng khoảng 400kg.
Hyneria udlezinye theo ngôn ngữ bản địa IsiXhosa ở Nam Phi ngày nay có nghĩa là "kẻ chuyên ăn thịt người khác", theo tờ Live Science. Nó là một con cá cực kỳ hung dữ và quái dị.
Giáo sư Per Ahlberg từ Khoa Khoa học sinh vật, Đại học Uppsala (Thụy Điển) thì mô tả: "Hãy hình dung một loài cá săn mồi khổng lồ, có chiều dài dễ dàng đạt tới 2m và trông hơi giống một con cá sấu gar hiện đại, nhưng có khuôn mặt ngắn hơn giống như phần trước của quả ngư lôi. Miệng nó chứa những hàng răng nhỏ, nhưng cũng có cặp nanh lớn có thể đạt tới 5cm".
Vùng biển quái vật kỷ Devon ở nơi là Trang trại Waterloo - Nam Phi ngày nay - (Ảnh đồ họa từ PLOS One).
Mẫu vật được khai quật ở Nam Phi lần này là một con cỡ lớn dài tới 2,7m, khoảng 360 triệu tuổi. Giống loài của nó là những con cá có xương lớn nhất được nghi nhận từ cuối kỷ Devon (383-359 triệu năm trước).
Mẫu vật ngoại cỡ này đã lộ diện dưới hình thức một loạt vảy hóa thạch tại Trang trại Waterloo gần Makhanda - Nam Phi. Nó thuộc một nhóm sinh vật biển lớn hơn gọi là tristichopterids.
Hóa thạch thủy quái vừa được khai quật - (Ảnh: PLOS One).
Một nghiên cứu trước đây từng xác định loài khác cùng chi với nó ở Pennsylvania, là một phần của siêu lục địa Euramerica (Laurussia), ngự trị phía Bắc Trái Đất cổ đại, trong khi siêu lục địa Gondwana ở phía Nam.
Theo đồng tác giả Robert Gess từ Bảo tàng Albany và Đại học Rhodes (Nam Phi), cả một hành trình dài để tìm kiếm chân dung "thủy quái" từ những chiếc vảy đó.
Các phần hóa thạch cũng cho thấy các vây chủ yếu hướng về sau cơ thể, cho thấy loài này chuyên ẩn nấp trong bóng tối, chờ con mồi đi ngang để phóng ra thực hiện cú tấn công chí tử.
Đáng sợ hơn, phân tích cho thấy những con thủy quái này ưa thích săn những sinh vật bốn chân gọi là tetrapods, chính là nhóm động vật tổ tiên dẫn đến dòng dõi loài người. "Tristichopterids cuối kỷ Devon đã tiến hóa thành những con quái vật. Chúng đã ăn thịt tổ tiên chúng ta" - Giáo sư Ahlberg nói.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.

Quét laser, hàng ngàn "bóng ma" Maya 3.000 năm hiện ra giữa rừng già Guatemala
Nhờ sự sử dụng LiDAR, các nhà khảo cổ phát hiện hàng ngàn công trình và khu định cư cổ xưa của người Maya, bao gồm tháp, đền đài và đường sá.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p
