Phát hiện hàng ngàn "vật thể lạ" từ thiên hà khác bao vây chúng ta

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà khoa học Adrian Price-Whelan từ Trung tâm Điện toán Vật lý thiên văn Flatiron (New York, Mỹ) đã xác định được hàng loạt những ngôi sao chưa từng biết đến đang hiện diện ở rìa của thiên hà Milky Way chứa Trái đất.

Phân tích các dải sáng truyền đến Trái đất từ 27 ngôi sao lạ điển hình, các nhà khoa học nhận ra hàm lượng kim loại bất thường cho thấy chúng không hề làm từ các vật liệu thuộc về Miky Way.

Phát hiện hàng ngàn vật thể lạ từ thiên hà khác bao vây chúng ta
Milky Way (màu xanh lá mạ) giữa vòng vây 2 thiên hà láng giềng và Suối Magellanic.

Điều này có nghĩa chúng hoàn toàn không sinh ra trong thiên hà chứa Trái đất, mà sinh ra ở thiên hà khác, rồi bằng cách nào đó xâm lăng thiên hà của chúng ta. Ước tính có tới vài ngàn ngôi sao xâm lược kiểu này đang lang thang ở rìa Milky Way.

Phân tích sâu hơn, họ đã tìm ra nguồn gốc của chúng – từ Small Magellanic Cloud và Large Magellanic Cloud, hai thiên hà "láng giềng". Các ngôi sao này như một tập hợp kỳ dị, làm từ những thành phần bất thường nhất trong thiên hà quê hương của chúng và có hàm lượng kim loại rất thấp.

Ngoài ra, chúng có thể được sinh ra nhánh đầu tiên của Suối Magellanic. Suối Magellanic là một đám mây khổng lồ nối giữa Small Magellanic Cloud và Large Magellanic Cloud với "chiếc đuôi" rất dài.

Tuy nhiên nhiều bằng chứng cho thấy Suối Magellanic không đủ đậm đặc cho việc hình thành sao, vì vậy nếu các ngôi sao lạ hình thành từ đây, phải có bàn tay bí ẩn của Milky Way hỗ trợ.

Thiên hà của chúng ta là một thiên hà to lớn với lực hấp dẫn khổng lồ. Khí từ một số "dòng chảy" tại vài điểm trong Milky Way có thể tạo ra "áp lực ram", tức một loại sóng xung kích, va chạm với các dạng khí thiên hà tự nhiên khác. Áp lực ram này nếu kết hợp với lực hấp dẫn của Milky Way có thể nén khí trong Suối Magellanic đủ để nó kết tụ, trở nên đủ dày đặc và hình thành được các ngôi sao trẻ kỳ dị.

Cuối cùng, những ngôi sao lạ, như sinh ra từ hư không này chọn chính Milky Way làm nơi trú ngụ. Kết quả này cũng cho thấy dòng Suối Magellanic thơ mộng có thể nằm gần chúng ta hơi dự kiến, chỉ cách khoảng 90.000 năm ánh sáng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát hiện hơn 10.000 ngôi sao lớn chứa nhiều nguyên tố lithium

Trung Quốc phát hiện hơn 10.000 ngôi sao lớn chứa nhiều nguyên tố lithium

Các nhà thiên văn học Trung Quốc vừa phát hiện hơn 10.000 ngôi sao khổng lồ chứa nhiều nguyên tố lithium.

Đăng ngày: 12/01/2020
Nhà vật lý đề xuất dịch chuyển Hệ Mặt trời để cứu Trái đất

Nhà vật lý đề xuất dịch chuyển Hệ Mặt trời để cứu Trái đất

Nhà vật lý Matthew Caplan đưa ra ý tưởng di chuyển Hệ Mặt trời bằng một thiết bị khổng lồ lấy năng lượng từ sức nóng của Mặt trời.

Đăng ngày: 12/01/2020
NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng

NASA chạy thử động cơ tên lửa lên Mặt trăng

Phần lõi giai đoạn một "siêu tên lửa" SLS của NASA đã được đưa khỏi nhà máy ở New Orleans tới khu chạy thử ở Mississippi, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ đầu tiên vào cuối năm nay.

Đăng ngày: 11/01/2020
Năm 2083 sẽ xảy ra vụ nổ lớn và xuất hiện ngôi sao mới trên bầu trời?

Năm 2083 sẽ xảy ra vụ nổ lớn và xuất hiện ngôi sao mới trên bầu trời?

Thông tin từ trang Phys.org cho hay, vào năm 2083 trên bầu trời sẽ xuất hiện một ngôi sao mới. Dự báo này do nhà vật lý thiên văn Bradley Shaefer người Mỹ và các đồng nghiệp của ông từ Đại học Louisiana đưa ra.

Đăng ngày: 11/01/2020
Cấu trúc khí lượn sóng trong dải Ngân Hà

Cấu trúc khí lượn sóng trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn học hôm 7/1 công bố phát hiện dải khí hình lượn sóng dài tới 9.000 năm ánh sáng trong thiên hà Milky Way của chúng ta.

Đăng ngày: 10/01/2020
NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về

NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về "lõi" Ngân Hà

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công một một loạt hình ảnh hiếm có về trung tâm Dải ngân hà.

Đăng ngày: 10/01/2020
Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?

Vì sao một sao chổi lại có nhiều đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người.

Đăng ngày: 10/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News